Gia tăng tái nhiễm giang mai ở người quan hệ đồng giới

Thứ sáu, 12/04/2024 14:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ trong vòng một tháng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã điều trị cho 5 trường hợp tái nhiễm giang mai ở người đồng giới, nhiều bệnh nhân tái nhiễm 3, 4 lần.

Mắc bệnh vì nghĩ bạn tình “sạch sẽ”

Anh N.N.G. 42 tuổi, chia sẻ bản thân là người đồng tính nam đã comeout (công khai bản dạng giới) và có nhiều bạn tình. Ý thức bản thân có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nên lần này phát hiện nốt loét ở miệng, anh cùng bạn tình hiện tại tới Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám.

Kết quả xét nghiệm huyết thanh cho thấy cả hai cùng dương tính với giang mai. Đây là lần thứ 4 anh G. tái nhiễm giang mai trong 15 năm qua. Không muốn bệnh lây lan thêm trong cộng đồng, hoặc người khác điều trị muộn khiến biến chứng nặng hơn, anh G. chủ động thông báo cho tất cả các “đối tác” khác biết để họ chủ động đi khám.

Bác sĩ CKI Quách Thị Bích Vân, chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, nhận định anh G. và bạn tình mắc giang mai giai đoạn muộn. Cả hai được tiêm 3 mũi kháng sinh, mỗi mũi cách nhau 1 tuần. Sau điều trị, anh tự hứa với bản thân sẽ không để giang mai tái nhiễm.

gia tang tai nhiem giang mai o nguoi quan he dong gioi hinh 1

Hồng ban sẩn vảy (triệu chứng đặc hiệu của bệnh giang mai) trên tay một người bệnh.

Tương tự, anh L.Q.L. 31 tuổi bị tái nhiễm giang mai chỉ trong 3 năm. Từ Gia Lai, anh xuống TP.HCM làm nghề cắt tóc thời trang. L. từng được chẩn đoán mắc giang mai và đã điều trị khỏi bệnh năm 2021. Gần đây anh nổi sẩn ban tróc vảy kèm ngứa vùng lưng, ngực, bụng; da dày sừng ở tay chân sau lần quan hệ  tình dục không sử dụng bao cao su hồi 8 tháng trước. L. cho biết bạn tình của anh khẳng định bản thân khỏe mạnh, không mắc bệnh gì, đồng thời có vẻ ngoài đẹp, “sạch sẽ” nên L. yên tâm.

Ở trường hợp này, tiến sĩ bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, Phụ trách chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, chẩn đoán người bệnh tái nhiễm giang mai giai đoạn sớm (tức mắc bệnh dưới 1 năm) và đồng mắc viêm da.

Bác sĩ Bích tư vấn anh L. đưa bạn tình đến bệnh viện khám, nhằm can thiệp sớm nếu mắc bệnh. Bản thân anh được điều trị giang mai bằng tiêm một mũi kháng sinh theo đúng phác đồ điều trị bệnh giang mai; điều trị viêm da bằng thuốc uống và bôi.

Tái khám sau 1 tháng, người bệnh khỏi viêm da nhưng chưa âm tính với giang mai. Anh L. cần tái khám, xét nghiệm máu theo dõi ở các mốc 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng để theo dõi đáp ứng điều trị. Thông thường bệnh sẽ khỏi sau 3 tháng.

Vì sao giang mai dễ tái nhiễm?

Bác sĩ Bích cho biết các triệu chứng bệnh, nguồn lây nhiễm, phác đồ điều trị giang mai tái nhiễm giống như lần mắc đầu tiên. Tuy nhiên, nếu người bệnh không có triệu chứng, không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có nguy cơ lây lan âm thầm trong cộng đồng và diễn tiến nặng thành các biến chứng tim mạch, thần kinh. Thực tế trong quá trình khám chữa bệnh, các bác sĩ nhận thấy số ca tái nhiễm nam nhiều hơn nữ.

gia tang tai nhiem giang mai o nguoi quan he dong gioi hinh 2

Tái nhiễm giang mai là tình trạng một người đã được chẩn đoán mắc giang mai và được điều trị khỏi, sau đó tiếp xúc lại với nguồn lây và mắc bệnh lần 2.

Bác sĩ Vân chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến nhóm MSM dễ bị tái nhiễm giang mai, như: không biết rõ tình trạng sức khoẻ của bạn tình; xu hướng quan hệ tình dục nhóm; có nhiều bạn tình cùng lúc; sử dụng chung đồ chơi tình dục; quan hệ đường miệng, hậu môn… Lớp niêm mạc hậu môn và trực tràng rất mỏng, không tiết ra chất bôi trơn giống như niêm mạc âm đạo ở nữ giới. Nếu quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su và chất bôi trơn mà dùng chất kích thích, họ rất dễ mất kiểm soát hành vi, có thể gây tổn thương niêm mạc trực tràng và khiến xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ hơn.

Mặt khác, ngoài con đường chính là tình dục, giang mai còn có thể lây truyền trực tiếp qua đường máu khi dùng chung dụng cụ tiêm chích; truyền từ mẹ sang con; hoặc lây gián tiếp khi dùng chung dụng cụ làm móng, dao cạo lông/tóc, dụng cụ y tế không được sát khuẩn… Người lành có vết trầy xước tiếp xúc với các vật dụng có dính dịch tiết, máu, mủ của người bệnh, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào máu.

Người có những dấu hiệu như: nổi hồng ban nhạt như màu hoa đào, hồng ban tróc vảy ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng không đau hay ngứa, xuất hiện vài ngày rồi tự biến mất; có vết loét không đau kích thước 2-4 cm ở niêm mạc miệng, bộ phận sinh dục; rụng tóc, sốt, đau họng, nhức mỏi toàn thân… cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu hoặc nam khoa, sản phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những người có yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh, nếu nghi ngờ nên chủ động đến bệnh viện sớm.

Trong thời gian điều trị giang mai, chưa có kết quả xét nghiệm âm tính, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục và các hành vi có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Bất kỳ giới tính, độ tuổi hay khuynh hướng tình dục nào đều có thể mắc giang mai và STIs. “Không nên đánh giá hoặc chỉ trích xu hướng, nhu cầu quan hệ tình dục của người khác. Các bác sĩ cần tư vấn, hướng dẫn cho họ cách tự bảo vệ mình và không lây cho cộng đồng”, bác sĩ Bích nói.

Lê Trang

Bình Luận

Tin khác

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe