Giá xăng dầu hôm nay 16/5: Tuần thứ 3 tăng giá liên tiếp

Chủ nhật, 16/05/2021 08:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu lạc quan, qua đó gia tăng kỳ vọng cải thiện nhu cầu dầu thô toàn cầu chính là nhân tố hỗ trợ giá dầu đi lên tuần thứ 3 liên tiếp.

OPEC giữ nguyên dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 5,95 triệu thùng/ngày so với năm 2020. Ảnh minh họa

OPEC giữ nguyên dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 5,95 triệu thùng/ngày so với năm 2020. Ảnh minh họa

Giá xăng dầu thế giới

Chốt tuần giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2021 đứng ở mức 65,5 USD/thùng, tăng 1,66 USD/thùng trong phiên, trong khi giá dầu Brent giao tháng 7/2021 đứng ở mức 68,84 USD/thùng, tăng 1,79 USD/thùng trong phiên.

Mặc dù có phiên giảm giá mạnh tới hơn 3% hôm 13/5, nhưng tính chung trong tuần, giá dầu thô vẫn tiếp tục xu hướng tăng.

Triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu lạc quan qua đó làm gia tăng kỳ vọng cải thiện nhu cầu dầu thô toàn cầu là nhân tố hỗ trợ giá dầu đi lên.

Tại Mỹ, Chủ tịch chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ New York vừa nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong gần 40 năm qua và lạm phát sẽ trở lại mục tiêu 2% vào năm 2022.

Còn tại Trung Quốc, dữ liệu thống kê cho thấy hoạt động xuất khẩu của nước này đã tăng tới 32,3% trong tháng 4/2021 so với cùng kỳ năm 2020.

Hoạt động du lịch đang trở nên sôi động tại một quốc gia, khu vực như Nga, Mỹ, Bồ Đào Nha... cũng góp phần làm gia tăng niềm tin vào triển vọng phục hồi nhu cầu năng lượng, qua đó giúp giá dầu tăng.

Trong một báo cáo được phát đi ngày 11/5, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 5,95 triệu thùng/ngày so với năm 2020, tương đương tăng 6,6%, lên mức 96,46 triệu thùng/ngày. Mức giữ báo này không thay đổi so với dự báo được OPEC đưa ra trong báo cáo tháng 4/2021.

Tại báo cáo này, OPEC cho rằng sự sụt giảm nhu cầu ở Ấn Độ sẽ được bù đắp bởi đà tăng trưởng của 2 nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc.

Cũng tại báo cáo này, OPEC đã đưa dự báo nhu cầu dầu toàn cầu giảm 300 ngàn thùng/ngày trong quý II/2021 do tác động của dịch Covid-19, nhưng lại tăng thêm 150 ngàn thùng/ngày vào quý III và 290 ngàn thùng vào quý IV so với các dự báo được đưa ra trước đó.

Cũng trong ngày 11/5, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm 2020 giảm 290 ngàn thùng/ngày, cao hơn nhiều so với dự báo được đưa ra trước đó, xuống mức 11,02 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, giá dầu cũng đang chịu nhiều áp lực giảm giá lớn khi dịch Covid-19 tuy đang được kiểm soát tốt và có dấu hiệu đi xuống nhưng lại đang diễn biến phức tạp, tập trung một số quốc gia, khu vực như Ấn Độ, Mỹ Latinh, Đông Nam Á…

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới có dấu hiệu giảm nhập khi giá dầu lên cao và các kho dự trữ dầu thô được lấp đầy trong khi các nhà máy lọc hoá dầu bước vào các kỳ bảo dưỡng định kỳ.

Giá xăng dầu trong nước

Kể từ 15 giờ chiều ngày 12/5, giá xăng dầu trong nước tiếp tục tăng trong kỳ điều hành mới.

Cụ thể, giá xăng E5-RON 92 được điều chỉnh tăng 438 đồng/lít, lên 18.426 đồng/lít. Xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 370 đồng/lít, lên 19.531 đồng/lít.

Tương tự, giá dầu diesel 0,05S cũng được điều chỉnh tăng 446 đồng/lít, lên 14.774 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 566 đồng/lít, lên 13.825 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3,5S tăng 256 đồng/lít, lên 14.279 đồng/lít.

Theo liên Bộ Công Thương - Tài chính, tình hình dịch bệnh trong nước diễn biến rất phức tạp tại nhiều tỉnh thành, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị hạn chế và ảnh hưởng lớn do nhiều địa phương áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Trong các kỳ điều hành gần đây, nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, hạn chế mức tăng giá xăng dầu, liên Bộ đã thực hiện chi sử dụng liên tục Quỹ bình ổn giá ở mức khá cao.

Kỳ điều hành lần này, nếu không tiếp tục chi Quỹ bình ổn giá, giá các loại xăng dầu sẽ tăng so với giá hiện hành khoảng 756 đồng/lít/kg - 2.337 đồng/lít/kg.

Thế Vũ

Tin khác

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp