Giảm áp lực tuyển sinh đầu cấp khi xét học sinh theo nơi cư trú

Thứ năm, 11/06/2020 11:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nhiều chuyên gia, việc quản lý dân cư bằng mã định danh cũng là cơ hội để chuyển từ tuyển sinh theo hộ khẩu sang theo nơi cư trú với sự tiến bộ của công nghệ.

Tuyển sinh theo sổ hộ khẩu nhiều bất cập

Theo hướng dẫn về tuyển sinh đầu cấp vừa được Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành, việc tuyển sinh đầu cấp sẽ tiến hành từ đầu tháng 8/2020. Trong đó các lớp đầu cấp mầm non, tiểu học, THCS tuyển sinh theo địa bàn cư trú dựa trên hộ khẩu và KT3.

Việc tuyển sinh theo hộ khẩu kéo dài nhiều năm qua trên nguyên tắc tất cả trẻ em đến độ tuổi đều được đi học tại các trường theo hộ khẩu cư trú. Tuy nhiên, trên thực tế việc tuyển sinh này đã bộc lộ một số bất cập.

Cha mẹ học sinh 'chạy' hộ khẩu, xin trường học cho con. Ảnh: TL.

Cha mẹ học sinh 'chạy' hộ khẩu, xin trường học cho con. Ảnh: TL.

Chị Nguyễn Thanh Loan, trưởng phòng marketing công ty bất động sản, hiện cư trú và có hộ khẩu tại chung cư Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội), đang gặp khó khăn trong việc xin cho con vào lớp 1 năm học tới.

Lý do là chị Loan đã bán căn hộ đang ở để chuyển về phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng) để tiện nơi làm việc và đưa đón con đi học. Chị dự kiến xin cho con học lớp 1 trường tiểu học công lập gần nhà mới nhưng chưa đủ điều kiện yêu cầu về hộ khẩu ở quận Hai Bà Trưng.

Nếu cho con đi học theo hộ khẩu cũ thì không thực tế mà học theo chỗ ở mới lại không đáp ứng được về điều kiện hộ khẩu.

Theo đại diện Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội, các trường công lập tuyển sinh theo tuyến dựa trên hộ khẩu chủ yếu áp dụng cho lớp 1. Việc này xuất phát từ mong muốn của ngành giáo dục là học sinh (HS) đi học tại các trường gần nơi cư trú theo hộ khẩu và để đảm bảo phân bố các em đến tuổi đều được đi học.

Song trên thực tế, việc tuyển sinh bằng hộ khẩu cũng bộc lộ nhiều bất cập. Trong đó, cách phân bố về địa giới hành chính, Hà Nội thường có tình trạng HS không thể học trường gần nhà. Đặc biệt, với cấp học mầm non, tiểu học và THCS, việc tuyển sinh căn cứ vào sổ hộ khẩu cũng dẫn đến tình trạng “chạy” hộ khẩu để có suất vào học trường điểm, tái diễn trong nhiều năm nay. 

Dùng mã số định danh để quản lý học sinh

Việc tuyển sinh theo địa bàn, dựa vào chỗ ở thực tế là cách tuyển sinh phổ biến trên thế giới. HS ở đâu thì sẽ học trường gần đó.

GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, ở các nước, hầu như HS học ở trường gần nơi cư trú. Chỉ có Việt Nam mới có tình trạng “chạy” từ quận nọ sang quận kia, tỉnh nọ sang tỉnh kia học, ngoại thành vào trung tâm… theo tiêu chí “trường điểm”, trường danh tiếng. 

Giảm áp lực tuyển sinh đầu cấp khi xét học sinh theo nơi cư trú. Ảnh: TL.

Giảm áp lực tuyển sinh đầu cấp khi xét học sinh theo nơi cư trú. Ảnh: TL.

Để làm được việc này, vai trò quản lý nhà nước đặc biệt là Sở GD-ĐT là vô cùng quan trọng. Lâu nay, vai trò quản lý trong việc phân chỗ học cho trẻ thuộc về UBND các quận, huyện. Sở GD-ĐT cần có toàn quyền khi phân bố chỗ học theo chỗ ở.

Cách đơn giản để giải quyết vấn đề này là áp dụng công nghệ để HS học theo địa bàn cư trú. Theo các chuyên gia, với mã số định danh, rất dễ dàng áp dụng công nghệ để phân chỗ học cho HS. Cơ quan quản lý sẽ áp dụng công nghệ khảo sát để định vị vị trí của trẻ trên toàn thành phố. Chỉ cần đưa mã số định danh vào một phần mềm là có thể phân chỗ học theo chỗ ở dễ dàng.

Theo đó, cơ quan quản lý về giáo dục sẽ kết hợp cùng công an để đưa phần mềm vào quét, xác định một trường học cụ thể gọi bao nhiêu HS. Việc tuyển sinh các lớp đầu cấp sẽ đơn giản hơn nhiều và không xảy ra những bất cập như hiện nay.

Ông Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc điều hành VietAI (Tổ chức Trí tuệ nhân tạo Việt), cũng cho rằng xét về ứng dụng công nghệ, để thực hiện việc phân chỗ học cho trẻ theo địa điểm cư trú rất đơn giản.

Một người sử dụng điện thoại, không cần có internet thì nhà mạng cũng có thể truy xuất IP, xác định được địa điểm người đó chính xác. Xác định địa điểm cư trú của HS thì càng đơn giản hơn nhiều với ứng dụng công nghệ. 

Minh Châu

Tin khác

Cách để đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập Hà Nội

Cách để đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập Hà Nội

(CLO) Theo chuyên gia, không khó để học sinh đạt điểm 8 môn Ngữ văn, kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Giáo dục
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi Robocon lần thứ nhất, năm 2024

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi Robocon lần thứ nhất, năm 2024

(CLO) Mới đây, Cuộc thi Robocon tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024 đã được phát động với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”.

Giáo dục
Sắp diễn ra cuộc thi chung kết FSchool Talent Show Hà Nam mùa thứ 2

Sắp diễn ra cuộc thi chung kết FSchool Talent Show Hà Nam mùa thứ 2

(CLO) Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng FSchool Talent Show Hà Nam 2024 sẽ diễn ra vào tối ngày 4/5 tới. Đêm thi hứa hẹn sẽ mang tới những tiết mục hấp dẫn, gay cấn và tìm ra chủ nhân xứng đáng cho ngôi vị Quán quân.

Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các điểm thi

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các điểm thi

(CLO) Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tại 63 Sở GD&ĐT.

Giáo dục
Hà Nội chốt lịch thi vào lớp 10 trường công lập

Hà Nội chốt lịch thi vào lớp 10 trường công lập

(CLO) Học sinh thi vào lớp 10 công lập sẽ dự thi vào ngày 8-9/6, với 3 môn thi Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.

Giáo dục