Giáo sư Nguyễn Tài Thu qua đời

Chủ nhật, 14/02/2021 19:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam đã qua đời vào sáng 14/2 (mùng 3 Tết), ông hưởng thọ 90 tuổi.

Thông tin từ gia đình, Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, đã qua đời sáng nay 14/2, mùng 3 Tết, hưởng thọ 90 tuổi.

Giáo sư Nguyễn Tài Thu sinh ngày 4/6/1931 tại thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông là bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực đông y, đặc biệt về châm cứu chữa bệnh. Ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Anh hùng Lao động của Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Tài Thu là cây đại thu trong lĩnh vực châm cứu tại Việt Nam. Ảnh: vtc.vn

Giáo sư Nguyễn Tài Thu là cây đại thu trong lĩnh vực châm cứu tại Việt Nam. Ảnh: vtc.vn

Đương thời ông giữ chức Phó chủ tịch Hội Châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam và Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.

Ông có quan hệ về khoa học kỹ thuật với 38 nước trên thế giới, là Giáo sư, Tiến sĩ danh dự của 16 trường đại học nước ngoài.

Năm 1952 khi ông sang Trung Quốc học châm cứu. Trở về Việt Nam, GS Thu đã góp công lớn làm hưng thịnh lại lĩnh vực châm cứu.

Đầu những năm 1980, Bộ Y tế ra quyết định thành lập Viện Châm cứu Việt Nam, đến năm 2003 đổi tên là Bệnh viện Châm cứu trung ương. GS Thu đã làm việc tại đây ở vị trí viện trưởng, sau này là giám đốc bệnh viện đến năm 2007.

Khi còn sống, Giáo sư Nguyễn Tài Thu luôn tâm huyết, châm cứu là phương pháp điều trị y học cổ truyền không tốn kém chi phí, không đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, mang đến hiệu quả cao, điều trị nhiều bệnh lý cấp tính và mạn tính. Đó cũng chính là lý do Giáo sư khởi xướng trường phái Tân châm và đi theo y học cổ truyền, ứng dụng tinh hoa dân tộc.

Giáo sư Thu và các đồng sự cũng đã đi Pháp, Nga và nhiều nước giảng dạy và thành lập cơ sở điều trị châm cứu, làm rạng danh lĩnh vực châm cứu của Việt Nam.

Đến cuối đời, giáo sư tiếp tục cống hiến thông qua hoạt động tại Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, ông cũng là phó chủ tịch Liên đoàn Châm cứu thế giới.

Gia đình giáo sư cho biết tang lễ sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

PV

Tin khác

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng khách đến Bắc Ninh ước đạt 65.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch đạt 45 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng thể loại.

Đời sống văn hóa
Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

(CLO) Phía đại diện của Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, nữ diễn viên đang sắp xếp công việc để sang Úc trau dồi diễn xuất. Trước đó, cô từng chia sẻ kế hoạch này trong gamshows 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'.

Đời sống văn hóa
Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

(CLO) Hà Nội sẽ đề xuất, xây dựng hồ sơ trình UNESCO để “Phở” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đời sống văn hóa