Thảo luận Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi):

Giao UBND cấp tỉnh thẩm định sẽ nắm rõ mức độ tác động của dự án đến môi trường

Thứ bảy, 24/10/2020 16:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc giao UBND cấp tỉnh thẩm định sẽ nắm rõ mức độ tác động của dự án đến môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương và thống nhất với thẩm quyền, trách nhiệm quản lý xuyên suốt tại địa phương.

Đây là nội dung trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã trình bày trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng .

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng .

Một vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm đó là liên quan đến đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường nằm trong dự thảo Luật.

Về phân loại dự án đầu tư có tác động đến môi trường

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh sửa Dự thảo Luật để báo cáo Quốc hội theo 02 phương án, đồng thời các điều luật liên quan tương ứng cũng được chỉnh sửa theo.

Cụ thể, phương án 1 (Điều 29a): Theo Tờ trình số 252/TTr-CP của Chính phủ. Điều 29a đã quy định về phân loại dự án đầu tư thành 04 nhóm, gồm: (1) Dự án đầu tư phải thực hiện tác động đến môi trường và phải có giấy phép môi trường; (2) Dự án đầu tư chỉ phải thực hiện tác động đến môi trường và không phải có GPMT; (3) Dự án đầu tư không phải thực hiện tác động đến môi trường nhưng phải có giấy phép môi trường; (4) Dự án không phải thực hiện tác động đến môi trường và không phải có giấy phép môi trường. Tiêu chí cụ thể xác định từng loại đối tượng này được quy định tại Điều 31a (đối tượng phải thực hiện tác động đến môi trường) và Điều 40a (đối tượng phải có giấy phép môi trường).

Ông Phan Xuân Dũng cho biết: "Phương án này có ưu điểm là thuận tiện trong việc tra cứu đối tượng dự án tương ứng với các thủ tục môi trường phải thực hiện. Tuy nhiên, có nhược điểm là không áp dụng được các tiêu chí môi trường xuyên suốt để quản lý môi trường trong các dự án đầu tư; không bảo đảm linh hoạt trong việc điều chỉnh danh mục đối tượng phải thực hiện tác động đến môi trường, giấy phép môi trường".

Đối với phương án 2 (Điều 29b): Quy định rõ tiêu chí phân loại dự án theo mức độ tác động đến môi trường. Đồng thời, dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm gồm: có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, có nguy cơ, ít có nguy cơ và không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Theo phương án này, giao Chính phủ căn cứ quy định của khoản 1, khoản 2 Điều này để quy định tiêu chí cụ thể và ban hành danh mục dự án thuộc các nhóm I, II và III.

"Quy định này có ưu điểm là sử dụng thống nhất, xuyên suốt các tiêu chí môi trường trong xác định đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường; đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường, đăng ký môi trường", Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày.

Quy định đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường cho phù hợp với với Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Xây dựng.

Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày trước Quốc hội 2 phương án theo Dự thảo Luật:

Về phương án 1 (theo Tờ trình số 252/TTr-CP của Chính phủ đã được chỉnh lý bổ sung): Như thể hiện tại Điều 30a của Dự thảo Luật, theo đó tất cả các dự án đầu tư phải có chủ trương đầu tư đều là đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Phương án này có ưu điểm là: đối tượng dự án phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường thống nhất với các luật về đầu tư và xây dựng.

Tuy nhiên, hạn chế của phương án là sẽ bỏ sót nhiều dự án đầu tư có nguồn vốn từ tư nhân mà không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (theo quy định của Luật Đầu tư) nhưng lại có tác động lớn đến môi trường. Nhiều dự án đầu tư công, dự án PPP hoặc dự án đầu tư thuộc nguồn vốn tư nhân chỉ tác động rất ít tới môi trường khi triển khai thực hiện nhưng vẫn phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường gây tốn kém, lãng phí.

Đối với phương án 2 (Tiếp thu để phù hợp với phân loại dự án theo tiêu chí về môi trường quy định tại Điều 29b Dự thảo Luật), ông Phan Xuân Dũng cho biết: Như được thể hiện tại Điều 30b chỉ các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao (Nhóm I) mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Theo đó, ưu điểm của phương án là: Giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án thuộc đối tượng phải quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao. Đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP hoặc dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không có tác động xấu đến môi trường, nhà đầu tư sẽ không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Bên cạnh đó, sẽ không bỏ sót đối tượng là các dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng lại có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao.

Cùng với đó, nhà đầu tư tránh được lãng phí về tài chính, thời gian trong trường hợp dự án không đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường ở ngay giai đoạn này.

Hạn chế của phương án 2 là chỉ đánh giá sơ bộ tác động môi trường đối với nhóm I: Nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; còn các nhóm khác không được đánh giá sơ bộ tác động môi trường có thể để sót, để lọt các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không nên đầu tư, không cho phép đầu tư ngay từ khâu nghiên cứu tiền khả thi. Nếu tiếp tục thực hiện nghiên cứu khả thi sẽ gây tốn kém, lãng phí.

Do đó, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, làm sớm ngay từ lúc nghiên cứu tiền khả thi là cần thiết.

Về đối tượng dự án phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường bảo đảm tính thống nhất với Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), nhưng có thu hẹp hơn so với Luật Đầu tư công. Để bảo đảm tính thống nhất, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường như tại khoản 3 Điều 175.

Quang cảnh phiên thảo luận sáng nay (24/10).

Quang cảnh phiên thảo luận sáng nay (24/10).

Về đánh giá tác động môi trường

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý quy định đối tượng phải thực hiện tác động môi trường ở cả 2 phương án (Điều 31a, Điều 31b); chỉnh lý yêu cầu về nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất đối với tổ chức hoặc chủ dự án tự thực hiện tác động môi trường; quy định chủ dự án được trình đồng thời hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi cho thống nhất với Luật Xây dựng (khoản 2 Điều 35); bổ sung điều kiện, trình độ của chuyên gia thành viên hội đồng thẩm định tác động môi trường (điểm b khoản 3 Điều 35); trách nhiệm của thành viên của Hội đồng thẩm định trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình (điểm đ khoản 3 Điều 35).

Về thẩm quyền thẩm định báo cáo tác động môi trường

Báo cáo về nội dung này, ông Phan Xuân Dũng cho biết, dự thảo Luật trình các vị đại biểu Quốc hội gồm 2 phương án (Điều 36 dự thảo Luật), cụ thể như sau: Phương án 1: Theo Tờ trình số 252/TTr-CP của Chính phủ là giao Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình nhằm phát huy vai trò, năng lực, nguồn lực của các Bộ chuyên ngành, thuận lợi cho việc thực hiện thủ tục hành chính liên thông.

Tuy nhiên, về phương án 2 thì theo ý kiến của nhiều Đoàn Đại biểu Quốc hội là giao cho UBND cấp tỉnh phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các Bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) trên địa bàn.

Việc giao UBND cấp tỉnh thẩm định sẽ nắm rõ mức độ tác động của dự án đến môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương và thống nhất với thẩm quyền, trách nhiệm quản lý xuyên suốt tại địa phương từ thẩm định kết quả báo cáo ĐTM, cấp giấy phép môi trường, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở. 

Quốc Trần

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức