Giáo viên sẽ được bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới

Thứ sáu, 24/04/2020 19:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ GD&ĐT cho biết, từ ngày 22/4 đến hết 30/5 sẽ bồi dưỡng trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông mới cho hơn 4.500 tổ trưởng chuyên môn tại các trường tiểu học.

Giáo viên tham gia phải giỏi chuyên môn

Tại khoá bồi dưỡng trực tuyến này, giáo viên được giới thiệu các vấn đề chung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; thảo luận để tìm ra những khác biệt của chương trình mới so với chương trình hiện hành, khác biệt của từng môn học giữa 2 chương trình. Các giáo  viên tiếp đó được hướng dẫn và thực hành xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề của môn học và hoạt động giáo dục; hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện chương trình GDPT 2018 ở cấp tiểu học.

4.500 tổ trưởng chuyên môn tham gia khoá bồi dưỡng này đều là giáo viên lần đầu tiên được tham gia chương trình bồi dưỡng về chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Tiêu chí lựa chọn là giáo viên phải là tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp tại cơ sở giáo dục tiểu học.

Thầy cô cần có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy minh họa, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng cho đồng nghiệp về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, giáo viên phải có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.

Những tiêu chí này nhằm đảm bảo giáo viên được tham gia bồi dưỡng phải giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT 2018, có uy tín và khả năng hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện chương trình GDPT mới.

Ngoài các yêu cầu trên, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các Sở GD&ĐT khi lựa chọn giáo viên cần cân đối số lượng học viên nam và nữ, có học viên là người dân tộc thiểu số. Mỗi nhóm trường tiểu học gần nhau trên địa bàn (từ 5 trường trở lên) cần có ít nhất 1 học viên, không chọn từ 2 học viên trở lên trong cùng một trường tiểu học để đảm bảo việc bồi dưỡng được phát huy hiệu quả tại nhiều nhà trường.

4.500 học viên phân chia vào 10 khu vực tỉnh thành và tham gia bồi dưỡng theo 10 đợt khác nhau. Mỗi đợt bồi dưỡng, các giáo viên tiếp tục được chia lớp theo từng môn học và hoạt động giáo dục, để đảm bảo việc học tập và thảo luận đúng chuyên môn, đạt hiệu quả và chất lượng. Từ ngày 22/4, 10 lớp học với 500 học thuộc khu vực 1 gồm 6 tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình đã bắt đầu khoá bồi dưỡng trực tuyến về chương trình GDPT mới cho tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học.

Kiểm soát chặt chất lượng bồi dưỡng trực tuyến

Việc bồi dưỡng trực tuyến được tiến hành trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS của tập đoàn Viettel, do Bộ GD&ĐT quản lý. Phần mềm này có khả năng kiểm soát chặt chẽ và chính xác sự tham gia của các học viên vào quá trình bồi dưỡng trực tuyến. Hệ thống LMS vừa cung cấp kho học liệu phong phú để giáo viên có thể nghiên cứu bất cứ lúc nào, vừa cho phép người học tương tác thuận tiện với nhau theo nhóm nhỏ hoặc chung cả lớp.

Lớp bồi dưỡng trực tuyến. Ảnh TL

Lớp bồi dưỡng trực tuyến. Ảnh TL

Theo đó, mỗi giáo viên tham gia khoá bồi dưỡng sẽ được cấp một tài khoản học tập và có trách nhiệm nghiên cứu 5 ngày các tài liệu tập huấn được đăng tải trên phần mềm quản lý học trực tuyến. LMS sẽ kiểm soát và đánh giá việc tự học của giáo viên. Chỉ những thầy cô đáp ứng được yêu cầu tự học này mới được tiếp tục tham gia bồi dưỡng tương tác trực tuyến 3 ngày với các báo cáo viên là giảng viên trường đại học và chuyên viên phụ trách môn học của Vụ Giáo dục Tiểu học.

Quá trình bồi dưỡng với báo cáo viên, các học viên được tương tác, thảo luận tập thể và theo nhóm. Giáo viên sau đó sẽ thực hiện bài kiểm tra để đánh giá kết quả họ thu nhận được từ khoá bồi dưỡng. Bài tập này được gửi lên hệ thống LMS, báo cáo viên sau đó sẽ có phản hồi lại.

Để đảm bảo quá trình bồi dưỡng trực tuyến diễn ra hiệu quả, không gián đoạn, trước mỗi khoá học, tất cả học viên được tập huấn sử dụng phần mềm. Bộ GD&ĐT kết hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp viễn thông, các địa phương để chuẩn bị, hỗ trợ đường truyền, hạ tầng công nghệ để mỗi giáo viên có đầy đủ các điều kiện tham gia bồi dưỡng trực tuyến.

Ngoài thực hiện các trao đổi trên hệ thống LMS, Vụ Giáo dục Tiểu học còn lập các email dùng chung cho các lớp bồi dưỡng để cung cấp bài học, ghi nhận phản hồi của học viên để có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình tổ chức.

Việc kiểm soát chất lượng của khoá bồi dưỡng trực tuyến còn được thực hiện thông qua việc Bộ GD&ĐT thành lập tổ kiểm tra độc lập và kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác bồi dưỡng này. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT được cấp tài khoản có khả năng kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng của tất cả các lớp và sự tham gia của các học viên tại các địa phương.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - TS Thái Văn Tài: “Sử dụng phương thức trực tuyến nhưng chúng tôi đảm bảo công tác bồi dưỡng vẫn được tiến hành hiệu quả, chất lượng, đúng tiến độ. Với số lượng học viên lớn, hình thức này sẽ tạo thuận lợi cho các giáo viên, báo cáo viên không phải di chuyển xa, tiết kiệm được kinh phí tổ chức. Đặc biệt, phương thức bồi dưỡng trực tuyến còn góp phần giúp các thầy cô nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng công nghệ số hiện đại để đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, phù hợp với tinh thần đổi mới của chương trình GDPT 2018, phù hợp xu hướng giáo dục tiên tiến của quốc tế”.

Gia Nguyên

Tin khác

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục