Dở khóc dở cười với Chợ "cóc" phá rồi lại họp

Thứ tư, 08/07/2015 21:52 PM - 0 Trả lời

(Congluan.vn) - Chợ "cóc" thuộc đường k4, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội được cho là lấn chiếm lòng lề đường và thường xuyên bị lực lượng chức năng phường Phú Diễn đến giải tỏa. Nhưng những người dân ở đây từ lâu đã quen thuộc với việc mua bán đồ ăn, thức uống tại khu chợ đó, đó cũng là lý do khiến chợ nhiều lần bị giải tỏa nhưng rồi lại tụ họp trở lại.

(Congluan.vn) - Chợ "cóc" thuộc đường k4, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội được cho là lấn chiếm lòng lề đường và thường xuyên bị lực lượng chức năng phường Phú Diễn đến giải tỏa. Nhưng những  người dân ở đây từ lâu đã quen thuộc với việc mua bán đồ ăn, thức uống tại khu chợ đó, đó cũng  là lý do khiến chợ nhiều lần bị giải tỏa nhưng rồi lại tụ họp trở lại.

Phá rồi lại họp

Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt của người dân, ngôi chợ này được mọc lên từ khá lâu. Theo một hộ dân sống lâu năm ở khu vực chợ cho biết: “từ khi tôi chuyển đến đây cũng được 10 năm, đã thấy xuất hiện ngôi chợ này. Ban đầu chỉ là một số cửa hàng bán đồ ăn ven đường, nhưng dần dần do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao nên khu này đã biến thành ngôi chợ sầm uất với đầy đủ mọi thứ. Thức ăn ở đây  được bán với giá phải chăng thêm vào đó là gần nhà nên chúng tôi chẳng mất công đi đâu xa để mua . Gần khu vực đó, cũng có chợ Cầu Diễn nhưng cách khu dân cư đường K4 khá xa nên ít khi người dân ra đấy mua hàng”.

Vì  lấn chiếm lòng hè đường trái phép nên khu chợ thường xuyên bị lực lượng chức năng phường Phú Diễn đến giải tỏa. Giải tỏa thì giải tỏa nhưng ngày hôm sau khu chợ lại tấp nập chở lại phần vì nhu cầu sinh hoạt của người dân, phần  vì việc ‘kiếm miếng cơm” của những người bán hàng. “Điều này đã quá quen thuộc với chúng tôi,người bán hàng thì vừa bán vừa chạy, người mua hàng thì nơm nớp lo sợ, chúng tôi sợ mất chợ, lắm khi còn gom hàng giúp cho người bán không kẻo công an họ thu hết, cảnh tượng toán loạn, người khóc, kẻ cười, cãi vã nhau om một khu phố. Dù thế nhưng khu chợ vẫn tồn tại cho đến ngày nay”  Chị Quyên (35 tuổi) tươi cười chia sẻ.

[caption id="attachment_24607" align="aligncenter" width="480"]Khu chợ thưa thớt sau nhiều lần bị lực lượng chức năng giải tỏa Khu chợ thưa thớt sau nhiều lần bị lực lượng chức năng giải tỏa
[/caption]

Cần  một giải pháp hữu hiệu

Lệ “phá rồi lại họp” của khu chợ đã quá đỗi quen thuộc với người  dân tại khu vực này. Nhận thấy khu chợ không thể bị mất đi, cũng không thể hoạt động bấp bênh như vậy,  nên một hộ dân (giấu tên) tại khu vực đã sử dụng mảnh đất chừng 360 mét vuông của mình để xây dựng 1 khu chợ và xin UBND Phường Phú Diễn cho các hộ buôn bán được kinh doanh ở đó, mỗi tháng đóng 3.50.000 đồng tiền thuế. Nhưng khu chợ được quy hoạch chỉ có sức chứa khoảng 15 hộ buôn bán, còn các hộ kinh doanh khác vẫn phải ngồi lề đường và “chạy” mỗi khi lực lượng chức năng đến giải tỏa.

Cũng có một số hộ dân sống tại đó có điều kiện thuê hoặc tự xây dựng cho mình một chỗ ngồi yên ổn để buôn bán, nhưng không gian chật hẹp cộng với giá thuê cắt cổ mà tiền lãi bán hàng chẳng được là bao nên đời sống của những hộ kinh doanh tại đây luôn trong tình trạng bấp bênh.  Một hộ kinh doanh tại khu chợ nói “Chúng tôi thuê địa điểm buôn bán ở đây mỗi tháng mất cả 2000.000 đồng mà chỉ được chỗ ngồi chừng có 3 đến 4 mét vuông, trong khi đó tiền lãi từ mớ rau bán ra chẳng được là bao. Đó là chưa kể những hộ kinh doanh từ nơi khác đến thì vẫn đành chịu cảnh bị rượt đuổi kia”

Tình cảnh của khu chợ này, cũng giống như tình cảnh của biết bao khu chợ lấn chiếm lòng lề đường tại Hà Nội. Cổ nhân có câu “an cư thì mới lạc nghiệp” nhưng những hộ kinh doanh tại khu chợ này lại thường xuyên chịu cảnh “rượt đuổi”. Bỏ không được vì còn “miếng cơm manh áo”, không bỏ cũng không xong vì buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, thật là tiến thoái lưỡng nan. Thiết nghĩ, đây cũng là bài toán khó nhưng cần phải nhanh chóng có được lời giải của các lực lượng chức năng.

Trung Kiên

Tin khác

Hải Dương: Tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt

Hải Dương: Tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt

(CLO) UBND huyện Bình Giang vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương và nhiều cơ quan chức năng thông báo việc tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt.

Điều tra
Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra