Giới đầu tư đổ tiền kinh doanh lương thực khi thế giới 'nghèo đói'

Thứ bảy, 04/06/2022 19:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giá tiêu dùng tăng cao đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu, và việc các nhà đầu tư đang tìm cách kiếm tiền từ hàng hóa lương thực có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Giá lương thực đã tăng mạnh sau khi đại dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt trên toàn thế giới. Giá thực phẩm thậm chí còn tăng cao hơn sau cuộc xung đột Nga-Ukraine. Cả hai quốc gia đều là những nhà cung cấp hàng hóa nông nghiệp lớn trên toàn cầu, như lúa mì và dầu hướng dương.

gioi dau tu do tien kinh doanh luong thuc khi the gioi ngheo doi hinh 1

Bánh mì đang trở thành mặt hàng xa xỉ ở nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: DPA

Bài liên quan

Bà Anna Slattery, giám đốc đối ngoại của The Hunger Project, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để chấm dứt nạn đói trên thế giới, cho biết: "Ở Uganda, giá lúa mì và nhiên liệu đã tăng vọt, khiến một người bình thường gần như không thể mua được hàng hóa hàng ngày như bánh mì".

"Tại Malawi, các nhóm của chúng tôi đang báo cáo rằng giá ngô, đậu nành và dầu ăn đã tăng đáng kể, lên tới trên 50% ở một số nơi. Việc tăng giá khiến người dân khó tiếp cận những mặt hàng thực phẩm thiết yếu này", bà cho hay.

Các nhà đầu tư cố gắng kiếm tiền từ nhu cầu cao đối với thực phẩm và các hàng hóa khác có thể gây áp lực lên giá nhiều hơn.

Sau khi xung đột nổ ra vào tháng 2, "quỹ giao dịch trao đổi (ETF)" được liên kết với hàng hóa đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động: Vào tháng 4, các nhà đầu tư đã bơm 1,2 tỷ đô la Mỹ cho hai quỹ ETF nông nghiệp lớn, cao hơn 8 lần so với chỉ 197 triệu đô la Mỹ cho cả năm 2021, theo Lighthouse Reports.

Theo trang web tin tức The Wire, thị trường lúa mì xay xát ở Paris, chuẩn mực cho châu Âu, cũng đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ các nhà đầu cơ.

Hoạt động tại Chicago Board of Trade, một trong những sàn giao dịch kỳ hạn hàng đầu thế giới, cũng phản ánh xu hướng này. Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (ZEF) tại Đại học Bonn cho thấy tỷ lệ của các nhà đầu cơ đối với lúa mì và ngô đã tăng theo giá hàng hóa và nó đã tăng mạnh kể từ cuối năm 2020. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự biến động của giá kỳ hạn đã tăng lên đáng kể từ cuối năm 2021, một dấu hiệu cho thấy sự bất thường của thị trường có thể dẫn đến đầu cơ quá mức.

Báo cáo của ZEF cho thấy rằng nhiều đầu cơ hơn có thể khiến giá cả tách ra khỏi các yếu tố cơ bản, chẳng hạn như cung và cầu. Nó chỉ ra những xu hướng tương tự dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu xuất hiện vào năm 2008.

Vào tháng 4, các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase cho rằng giá hàng hóa có thể tăng tới 40% khi các nhà giao dịch đổ xô vào thị trường này, tạo ra lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Các nhà giao dịch có xu hướng tránh xa các khoản đầu tư rủi ro hơn, như cổ phiếu công nghệ và tiền điện tử, trong thời điểm kinh tế không chắc chắn, và muốn đặt cược an toàn hơn vào thực phẩm và các hàng hóa cứng khác, như dầu và phân bón. Các mặt hàng lương thực, như lúa mì, ngô và gạo, cũng có thể bị ảnh hưởng bất lợi bởi sự không chắc chắn của thị trường.

Ông Lukas Kornher, nhà kinh tế và quản lý dự án ZEF, nhận định rằng: “Thị trường càng bất ổn, nhu cầu đặt cược an toàn lại càng nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi thấy dòng chảy của các nhà giao dịch đầu cơ trên thị trường".

“Các nhà giao dịch đầu cơ về cơ bản cố gắng nhảy vào vòng xoáy tăng giá. Và sau đó họ bắt đầu giao dịch với nhau thay vì đáp ứng nhu cầu bảo hiểm rủi ro của các nhà sản xuất hoặc thương mại", ông cho hay.

Giá của hàng hóa sau đó có thể bị ngắt kết nối với nhu cầu cung cầu thực tế. Ông Dirk Bathe, nhân viên báo chí của World Vision Germany, một nhóm viện trợ nhân đạo, cho biết hoạt động đầu cơ quá mức trên các thị trường hàng hóa là "con dao hai lưỡi".

Ông nói: “Một mặt, đầu cơ vào hàng hóa khan hiếm có thể dẫn đến giá cả tăng chóng mặt. Mặt khác, thị trường này hoạt động giống như một hệ thống cảnh báo sớm, cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách thời gian để phản ứng".

Theo ông Kornher, lạm phát giá hiện tại và giá cao kỷ lục trên thị trường hàng hóa kỳ hạn báo hiệu sự khan hiếm dự kiến ​​trong vòng vài tháng tới, và thế giới có khả năng "đang trên đường tới" một cuộc khủng hoảng lương thực.

Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đã tăng 36% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 3. Chỉ số giá nông sản của Ngân hàng Thế giới cũng đạt mức cao danh nghĩa nhất mọi thời đại trong quý đầu tiên của năm, tăng 25% so với một năm trước.

Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới, cứ một điểm phần trăm giá lương thực tăng, thì có thêm 10 triệu người bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực.

Quốc Thiên (Theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

(CLO) Israel đã tăng cường không kích vào Rafah sau khi tuyên bố sẽ sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể gây thương vong hàng loạt.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Năm (25/4) đã thị sát vụ thử nghiệm tên lửa phóng hàng loạt 240 mm do một đơn vị công nghiệp quốc phòng mới thành lập sản xuất, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin vào thứ Sáu.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine đã nộp đơn từ chức hôm thứ Năm (25/4) sau khi ông phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì liên quan đến việc mua lại trái phép đất thuộc sở hữu nhà nước trị giá 7 triệu USD.

Thế giới 24h
DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

(CLO) Nghiên cứu phân tích DNA cổ đại lấy từ các ngôi mộ của người Avar đã tiết lộ về nguồn gốc, cũng như mô hình tình dục và hôn nhân của đế chế từng rất hùng mạnh ở châu Âu này.

Thế giới 24h
Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h