Giới khoa học vẫn ‘đau đầu’ về nguồn gốc biến thể Omicron

Chủ nhật, 12/12/2021 07:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi biến thể Omicron tiếp tục lây lan mạnh và đã xuất hiện ở trên 50 nước thì giới khoa học trên thế giới vẫn chưa tìm ra câu trả lời về nguồn gốc của biến thể nguy hiểm này.

Sự kiện: COVID-19

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6 giờ ngày 8/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 269.946.913 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.317.147 ca tử vong.

Số ca bệnh mới phát sinh trong 24 giờ qua là 478.457 và 5.252 ca tử vong mới. Số bệnh nhân bình phục đạt 242.693.425 người, 21.936.341 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 88.811 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 54.073 ca; Pháp đứng thứ hai với 53.720 ca; tiếp theo là Mỹ với 46.505 ca. Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.171 người chết trong ngày; tiếp theo là  Ba Lan 486 ca và Mỹ 422 ca.

gioi khoa hoc van dau dau ve nguon goc bien the omicron hinh 1

Một người dân châu Phi đang được tiêm ngừa COVID-19. Ảnh: WHO

Trong khi giới chức y tế trên toàn cầu đang nỗ lực kiểm soát, ngăn chặn biến thể có khả năng lây lan mạnh và đã xuất hiện ở trên 50 nước, 6 châu lục, các nhà khoa học vẫn bế tắc trong việc xác định chính xác nguồn gốc của Omicron.

Thông tin về biến thể mới với nhiều đột biến lần đầu tiên được công bố vào cuối tháng 11, sau khi kết quả giải trình tự gen được đưa lên mạng cơ sở dữ liệu toàn cầu. Sự xuất hiện của biến thể Omicron được truy nguyên theo ba hướng khác nhau: Những sinh viên đại học ở thủ đô Pretoria (Nam Phi), một nhân viên phái bộ ngoại giao đóng tại Botswana và một khách du lịch Nam Phi nhập cảnh, cách ly trong khách sạn ở Hong Kong.

Theo một số nhà khoa học, đặc tính tiến hóa của Omicron có điểm tương đồng với các chủng virus đã phát tán trong hơn một năm trước, chứ không giống với các chủng gần đây như Beta hay Delta. “Dường như Omicron đã ẩn náu suốt một năm”, Sarah Otto, Giáo sư chuyên ngành sinh học tiến hóa tại Đại học Columbia (Mỹ), nhìn nhận.

Nỗ lực nhằm giải thích Omicron xuất hiện từ đâu và theo cách thức nào đã dẫn đến nhiều giả thuyết, trong đó có ý kiến cho rằng chủng này phát triển ở một người bị suy giảm miễn dịch mang đặc tính lây nhiễm kinh niên. Kế đến là luồng quan điểm cho rằng có thể có thể xuất phát từ yếu tố di truyền đến từ việc sử dụng thuốc kháng COVID-19, sau đó gây nhiễm vào quần thể động vật, virus đột biến và quay trở lại nhiễm sang người.

Richard Lessells, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học KwaZulu-Natal ở Durban (Nam Phi) lý giải, do Nam Phi phải đối diện với sóng lây nhiễm Omicron đầu tiên, nên nhiều khả năng biến thể này có nguồn gốc từ một vùng nào đó trong khu vực.

Một nhóm nghiên cứu của Nam Phi mà Lessells là thành viên đã phát hiện ra một bệnh nhân nhiễm HIV không được chữa trị hồi cuối năm ngoái và nhiễm COVID-19 trong 6 tháng, làm gia tăng số đột biến ảnh hưởng tới protein gai (spike protein) - cấu trúc trong virus tập trung phần lớn các đột biến của Omicron. Một nghiên cứu tại Anh cũng phát hiện ra một quy trình tương tự, ở một bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu.

Lessells giải thích phản ứng miễn dịch của bệnh nhân HIV không được điều trị là quá yếu để thắng được virus, nhưng lại đủ mạnh để tránh tử vong, nhờ đó thúc đẩy tiến trình tiến hóa. Đó chính là giai đoạn cho phép SARS-CoV-2 đột biến mà không xác định được, bởi nhiều trong số người bệnh này là bệnh nhân không triệu chứng và vì thế họ không được xét nghiệm. Cách thức tiến hóa này rất hiếm, nhưng nó là một nguyên nhân khả quan giải thích sự xuất hiện của Omicron.

Theo Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAID), hơn một nửa trong tổng số 37,7 triệu người nhiễm HIV trên thế giới tập trung ở miền đông và nam châu Phi. Riêng tại Nam Phi, có khoảng 1,9 triệu người nhiễm HIV diện không được phát hiện, không được điều trị hoặc chỉ kiểm soát lỏng lẻo.

Theo Jonathan Li, giám đốc phòng thí nghiệm virus đặc biệt ở Boston (Mỹ), chính sự hội tụ của các yếu tố như số ca nhiễm cao, tỷ lệ tiêm vaccine thấp, cùng với khủng hoảng HIV kéo dài nhiều thập kỷ qua rất có thể sẽ làm tăng nguy cơ đối với nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém, khiến số này trở thành người mang “lồng ấp” biến chủng của virus.

William Haseltine, một chuyên gia virus, đưa ra một giả thuyết khác lý giải Omicron xuất hiện ở miền nam châu Phi. Ông cho rằng đột biến của Omicron có thể là do thuốc kháng virus COVID-19 của hãng Merck tạo ra. Chuyên gia này lưu ý Nam Phi là một trong những địa điểm để thử nghiệm lâm sàng cho thuốc Molnupiravir, bắt đầu từ tháng 10/2020. Giả thuyết này của Haseltine ngay lập tức bị Merck bác bỏ, cho rằng “không có bất kỳ căn cứ khoa học nào”.

gioi khoa hoc van dau dau ve nguon goc bien the omicron hinh 2

Omicron nhiều khả năng đã lây lan không bị phát hiện trong một thời gian ở một khu vực không thuộc diện tiếp cận kiểm soát giải trình tự gen. Ảnh minh họa

Cho đến nay, hơn 1.300 mẫu giải trình tự gen về các ca nhiễm Omicron đã được đưa lên mạng cơ sở dữ liệu toàn cầu Gisaid. Các nhà nghiên cứu cũng bắt tay vào việc lắp ghép các manh mối về nguồn gốc Omicron. Stuart Ray - Giáo sư y khoa tại Đại học Johns Hopkins cho biết kết quả trình tự gen cho thấy Omicron nhiều khả năng đã lây lan không bị phát hiện trong một thời gian ở một khu vực không thuộc diện tiếp cận kiểm soát giải trình tự gen.

Giáo sư Ray cũng nhận định giả thuyết đột biến xuất hiện ở động vật trước khi lây nhiễm ngược trở lại người không phải hoàn toàn không có, nhưng rất hiếm xảy ra. Bởi khi nhìn vào cách thức dịch chuyển virus từ người sang vật, virus tích tụ đột biến theo hướng thích hợp với vật chủ chứ không phải là cơ thể người.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Bộ Y tế đang lấy ý kiến tiêu chí xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông

Bộ Y tế đang lấy ý kiến tiêu chí xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông

(CLO) Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông được xét tặng một lần cho đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định và không xét truy tặng.

Sức khỏe
Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng kỹ thuật thay khớp gối không cắt gân cơ, có thể vận động sau 1 ngày

Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng kỹ thuật thay khớp gối không cắt gân cơ, có thể vận động sau 1 ngày

(CLO) BVĐK Hồng Ngọc ứng dụng kỹ thuật thay khớp gối gióng trục động học không cắt gân cơ độc quyền của Giáo sư Nhật vào phẫu thuật thay khớp, mở ra cơ hội cho nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn 4, đi lại khó khăn, biến dạng lệch trục, vẹo khớp…

Sức khỏe
Diễn biến mới nhất vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai

Diễn biến mới nhất vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai

(CLO) Hiện tại có 120 bệnh nhân được điều trị ngoại viện, 399 ca đang điều trị tại các bệnh viện và 2 bệnh nhi chuyển biến nặng phải chuyển lên tuyến trên.

Sức khỏe
Thai phụ 32 tuổi mất con ở tuần 40 vì biến chứng tiểu đường

Thai phụ 32 tuổi mất con ở tuần 40 vì biến chứng tiểu đường

(CLO) Thai phụ này trong quá trình mang thai rất nhiều yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu bị đái tháo đường nhưng chủ quan đã không tham khám và điều trị đúng cách dẫn đến thai lưu.

Sức khỏe
Thái Bình: Gắn biển công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thái Bình: Gắn biển công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng ngày 4/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức lễ gắn biển công trình “Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (19/5/1890-19/5/2024), tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải.

Sức khỏe