Gỡ khó cho ngành điều Việt Nam: Cần giải pháp cụ thể

Thứ năm, 10/05/2018 13:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dù hạt điều được vinh danh là mặt hàng xuất khẩu “tỷ đô” với kim ngạch năm 2017 lên tới 3,6 tỷ USD, nhưng “vinh quang này chỉ mới thuộc về DN và nông dân, trong khi nông dân và doanh nghiệp ngành điều vẫn “tự bơi là chính”.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện Việt Nam, các vườn điều hiện thường phân bố rải rác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và những nơi mà điều kiện sống còn thiếu thốn. Do đó, chuyện tái canh cây điều, hay trồng mới những vườn điều đúng chuẩn là không hề đơn giản với rất nhiều nông dân nói chung. Theo thống kê của Vinacas, 30% diện tích vườn điều hiện nay đều đã già cỗi; 80% diện tích cây điều không rõ nguồn gốc, năng suất thấp, tuổi đời cũng đã lên tới 15-20 năm. Tỉ lệ nhân thu hồi của cây điều Việt Nam trước đây đạt 29-32%, nhưng nay chỉ còn 25-26%. 

Hiện tại, có hơn 465 doanh nghiệp chế biến điều với tổng công suất thiết kế trên 1,4 triệu tấn hạt/năm. Do có sự đầu tư mở rộng sản xuất và xây dựng mới, nên so sánh về mặt công suất chế biến, các doanh nghiệp có quy mô công suất lớn đã chiếm trên 70% sản lượng. Tuy nhiên, so sánh về số lượng, thì số cơ sở chế biến nhỏ vẫn còn chiếm gần 70% cơ sở (314 cơ sở). Trong đó, hiện mới có khoảng 20 doanh nghiệp lớn đầu tư cho các sản phẩm chế biến sâu như điều rang muối, điều chiên bơ, điều có gia vị, điều hỗn hợp, bánh kẹo điều… với công suất 15,4 nghìn tấn sản phẩm/năm, còn lại là các cơ sở nhỏ lẻ, cung ứng cho thị trường nội địa khoảng 20.000 tấn sản phẩm/năm. 

Bên cạnh đó, có 26 cơ sở chế biến dầu vỏ hạt với công suất 80.000 tấn sản phẩm/năm và 5 cơ sở tinh luyện dầu vỏ hạt, công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm. Mặc dù là nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, song Việt Nam mới chỉ tham gia vào khâu chế biến sơ, tương đương 18% chuỗi giá trị điều. Phần lợi nhuận lớn nhất vẫn nằm ở khâu chế biến rang muối và phân phối với tổng giá trị gần 60%. Ngành điều Việt Nam gặp khá nhiều thách thức khi tham gia vào các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Trng khi Việt Nam đảm nhận cả khâu canh tác-chế biến-xuất khẩu và phải chịu xử lý nhiều tổn thương về môi trường, nhưng mới chỉ giành được 40% trong chuỗi giá trị của ngành điều. Chính bởi thiếu sự dẫn dắt đủ mạnh của chính sách, nên hoạt động liên kết cả chuỗi giá trị hạt điều gồm sản xuất-thu mua-chế biến-xuất khẩu vẫn theo kiểu mạnh ai nấy làm. 

Báo Công luận
 Hiện tại, có hơn 465 doanh nghiệp chế biến điều với tổng công suất thiết kế trên 1,4 triệu tấn hạt/năm. Ảnh minh hoạ - nguồn internet

Chưa thấy có chương trình gì dành riêng cho cây điều cả, ví dụ chương trình gói vốn rẻ cho nông dân, hay cho DN. Ông Trần Văn Lộc, Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Phước thẳng thắn nhận xét trước hội nghị quốc gia vừa diễn ra tại thủ phủ của ngành điều cả nước, rằng dù địa phương này có tới 174.000 ha điều, và cây điều đóng góp tới 25% GDP toàn ngành nông nghiệp, giải quyết việc làm cho 76.000 hộ nông dân tại đây, nhưng năm 2017 vừa qua tỉnh cũng mới chỉ tái canh được hơn 500 ha. Trong khi đó, diện tích cây điều già cỗi hơn 20 năm tuổi của địa phương này ước khoảng 25.000 ha! Sau điển hình Bình Phước, các địa phương có nhiều DN chế biến điều xuất khẩu cũng lâm vào cảnh tương tự. “Thiếu nguyên liệu nghiêm trọng nên ngành điều không chủ động được sản xuất”, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) chốt lại. 

Bên cạnh các “đại dự án” đầy tham vọng của ngành điều Việt Nam về chuyện bắt tay với Campuchia, Lào, hay một số thị trường nước ngoài khác để gây dựng vùng nguyên liệu tin cậy, thì bài toán tái cơ cấu vườn điều trong nước để góp phần tự chủ nguyên liệu và ổn định đời sống nông dân, mà một phần không nhỏ trong đó là đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt nhận được rất nhiều kiến giải từ giới DN. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tập trung vào tái cơ cấu ngành điều. Cụ thể, không tăng diện tích sản xuất, giữ nguyên 300 ngàn ha trồng điều như hiện nay và đẩy nhanh các giải pháp tăng năng suất lên gấp đôi, thậm chí gấp ba. 

Bên cạnh đó, tập trung phát triển chế biến sâu, lựa chọn những doanh nghiệp có năng lực để đầu tư phát triển. Bên cạnh việc cổ vũ nông dân canh tác, nhà quản lý ngành nông nghiệp Bình Phước cũng tin rằng chính sách cần tăng cường xem xét, hỗ trợ nông dân trồng mới và thâm canh, tái canh vườn điều. Giới DN tin rằng, nếu có chính sách khuyến khích đủ hấp dẫn thì khoản đầu tư ấy chỉ là “chuyện nhỏ”. Vị chủ tịch Vinacas ước tính: “Mỗi ha tái canh chỉ cần 2 triệu đồng, tái canh cả nghìn ha tốn có 2 tỷ đồng, trong khi vốn của DN là cả nghìn tỷ đồng. Nhưng phải có cơ chế nào đó để khuyến khích DN đầu tư cho nông dân, thay vì cứ để họ đi mua nguyên liệu chỗ khác về chế biến như hiện nay”. Không thể tăng sản lượng điều nhân chế biến do eo hẹp nguồn nguyên liệu, các DN tại Vinacas đã dần thống nhất cùng chuyển hướng sang “tăng chất”, tức tập trung cho chế biến sâu để tạo thêm giá trị gia tăng cho hạt điều; hoặc tăng cường chế biến sản phẩm phụ như dầu vỏ hạt điều, tinh chất dầu Cardanol… 

Đặc biệt, phải tổ chức chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến xuất khẩu. Song song đó là việc phát triển thị trường trong nước, phát triển ngành điều gắn với du lịch. Theo đó, Bộ sẽ phối hợp cùng Hiệp hội điều Việt Nam tổ chức sự kiện “Quả điều vàng” hàng năm nhằm tôn vinh và quảng bá sản phẩm hạt điều tới người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Các địa phương đồng thời kiến nghị Bộ NN&PTNT tham mưu Chính phủ xem hạt điều là mặt hàng chiến lược quốc gia, có chính sách riêng về khoanh nợ, giãn nợ, ưu đãi thuế cho cả DN lẫn nông dân canh tác, chế biến điều. Vì vậy cần phải có nguồn lực đầu tư quy mô hơn, trong đó, nghiên cứu bố trí vốn ODA sẽ là một trong những ưu tiên cấp bách. 

Bên cạnh chuyện ủng hộ tài chính cho DN ngành điều, nhất thiết phải xem xét nghiêm túc sự phát triển quá rầm rộ về số lượng DN lẫn sản lượng hạt điều chế biến hằng năm. Bởi điều này đang làm nảy sinh hiện tượng tranh mua-tranh bán. Vệ sinh an toàn thực phẩm cho mặt hàng này cũng đang là vấn đề còn bỏ ngỏ, trong khi đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao. “Vệ sinh an toàn thực phẩm mà không làm tốt sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu hạt điều quốc gia. 

Cùng với đó, kêu gọi sự quan tâm của các bộ ngành và giới khoa học cho đầu tư nghiên cứu cây giống và quy trình trồng trọt để cây điều Việt Nam có thể thích ứng với thời tiết bất thuận. Riêng chuyện đầu tư cho nghiên cứu sâu các mấu chốt của ngành điều như mô hình liên kết, chuẩn hóa quy trình canh tác, nâng cấp giống, vệ sinh an toàn thực phẩm… cũng sẽ được “xã hội hóa”, tức kết hợp cả vốn Nhà nước lẫn vận động DN cùng tham gia. Chắc chắn, cạnh tranh sẽ tăng cao hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa, nếu không thích ứng kịp thời thì nguy cơ ngành điều Việt Nam sẽ suy giảm là điều khó tránh khỏi./.

Cẩm Tú

 

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp