Gốm Hương Sa ra mắt tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019

Chủ nhật, 28/04/2019 15:54 PM - 0 Trả lời

(CLO)  Tối ngày 27/4, thương hiệu Gốm Hương Sa được ra mắt công chúng Huế trong dịp Festival Nghề truyền thống Huế 2019.

Những sản phẩm độc đáo của thương hiệu Gốm Hương Sa.

Những sản phẩm độc đáo của thương hiệu Gốm Hương Sa.

Theo đó, những sản phẩm từ dòng Gốm Hương Sa được trưng bày trong không gian Bảo tàng thêu XQ Huế (số 1 đường Phạm Hồng Thái, TP. Huế) thu hút hàng trăm khách du lịch và người dân tham gia.

Dòng Gốm Hương Sa quy tụ các tác phẩm, kết tinh văn hóa giữa 2 vùng đất Cố đô Huế và Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến - Làng Gốm cổ truyền Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).

Gốm Hương Sa - có nhiều sự khác biệt, chất lượng vượt trội sẽ là một thương hiệu được mọi người yêu chuộng trong tương lai.

Gốm Hương Sa - có nhiều sự khác biệt, chất lượng vượt trội sẽ là một thương hiệu được mọi người yêu chuộng trong tương lai.

Cố đô Huế và Thủ đô Hà Nội từ lâu là cái nôi của văn hóa Việt Nam, đặc biệt thương hiệu gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã được nhiều người biết đến. Từ đó ý tưởng về một sự kết hợp văn hóa 2 vùng miền được ông Nguyễn Văn Quân (Tổng Giám đốc XQ Việt Nam) và ông Nguyễn Trung Thành (Tổng Giám đốc Tập đoàn gốm gia tộc Việt Nam) thống nhất với nhau cho ra đời thương hiệu gốm Hương Sa.

Những sản phẩm từ Gốm Hương Sa đa dạng về mẫu mã, được thiết kế bởi một ý tưởng riêng biệt thể hiện một nét đẹp văn hóa nhất định, ngoài ra loại đất các nghệ nhân dùng để tạo ra những sản phẩm gốm Hương Sa nhẹ hơn nhiều so với các loại sản phẩm khác.

Gốm Hương Sa ra đời dưới đôi bàn tay tài hoa và bí quyết ngàn năm của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng.

Gốm Hương Sa ra đời dưới đôi bàn tay tài hoa và bí quyết ngàn năm của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng.

Ông Võ Văn Quân - Tổng Giám đốc XQ Việt Nam chia sẻ, trong một sự kiện trước đây, nữ du khách trong lúc ngắm những tranh thêu của XQ đã vô tình làm vỡ một sản phẩm gốm, từ đó hình thành nên ý tưởng về việc tạo ra một loại sản phẩm gốm riêng biệt mang đậm bản sắc văn hóa giống như cách đã tạo ra các sản phẩm tranh thêu XQ.

Một du khách có mặt tại buổi lễ cho biết: “Với mẫu mã đẹp, thiết kế công phu cộng với giá trị văn hóa của 2 vùng đất Hà Nội và Cố đô Huế thương hiệu Gốm Hương Sa sẽ là một thương hiệu được nhiều người biết đến và sử dụng trong tương lai".

Sản phẩm Gốm Hương Sa sẽ được công chúng biết đến nhiều sau đợt ra mắt tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019.

Sản phẩm Gốm Hương Sa sẽ được công chúng biết đến nhiều sau đợt ra mắt tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019.

Để chuẩn bị cho quá trình chế tác gốm Hương Sa, vào ngày 4/3 vừa qua, lễ rước phù sa dòng Hương Giang đã được long trọng tổ chức dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương và nhiều du khách.

Được biết, Festival Nghề truyền thống Huế 2019 diễn ra từ ngày 26/4 đến 2/5 với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn.

Hữu Tin

Tin khác

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa