Nghi lễ Rước nước, phù sa dòng Hương giang để chế tác "Gốm Hương Sa"

Thứ ba, 05/03/2019 11:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nghi Lễ rước nước, phù sa dòng Hương giang diễn ra ngày 4/3, nhằm chuẩn bị cho quá trình chế tác thương hiệu "Gốm Hương Sa" lần đầu tiên ra mắt công chúng trong dịp Festival Nghề truyền thống Huế 2019.

Sự kiện: hương giang

Đoàn rước nước, phù sa sông Hương. Ảnh: Báo VH

Đoàn rước nước, phù sa sông Hương. Ảnh: Báo VH

Thương hiệu "Gốm Hương Sa" được khai sinh bởi 2 nhà sáng lập là ông Võ Văn Quân (Tổng Giám đốc XQ Việt Nam) và ông Nguyễn Trung Thành (Tổng Giám đốc Tập đoàn Gốm Gia tộc Việt). Dòng “Gốm Hương Sa" khi hình thành sẽ quy tụ các tác phẩm, kết tinh văn hóa giữa 2 vùng đất Cố đô Huế và Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến - Làng Gốm cổ truyền Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).

Ông Võ Văn Quân - Tổng Giám đốc XQ Việt Nam cho biết, Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ Huế tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng, dòng Hương bắt nguồn từ đại ngàn Trường Sơn cuốn theo những hạt phù sa cùng dòng nước thơm của cây Thạch xương bồ đã tạo nên dòng Hương Giang huyền thoại cùng núi Ngự Bình trở thành biểu tượng của vùng đất Cố đô Huế.

"Từ những sự tinh túy đó tôi luôn trăn trở là phải có một sản phẩm hữu hình có được linh khí của dòng Hương giang hội tụ. Và ý tưởng tác phẩm "Gốm Hương Sa" từ đó mà hình thành", ông Quân nhấn mạnh.

Phù sa được lấy từ dòng sông Hương sẽ là một thành tố để cho ra đời thương hiệu

Phù sa được lấy từ dòng sông Hương sẽ là một thành tố để cho ra đời thương hiệu "Gốm Hương Sa". Ảnh: Báo VH

"Với đôi bàn tay tài hoa và bí quyết ngàn năm của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng kết hợp với ý tưởng mà anh Võ Văn Quân nung nấu, chúng tôi đã cùng nhau thảo luận với nhau một thời gian dài. Hiện tại, đã hội đủ những điều kiện, sẵn sàng cho ra đời thương hiệu "Gốm Hương Sa". Một phần lợi nhuận của dự án chúng tôi sẽ trích xây dựng quỹ "Tri kỷ Hữu" do XQ Việt Nam sáng lập", ông Nguyễn Trung Thành - Tổng Giám đốc Tập đoàn Gốm Gia tộc Việt chia sẻ.

Dự kiến thương hiệu “Gốm Hương Sa” sẽ ra mắt công chúng trong dịp Festival Nghề truyền thống Huế 2019 diễn ra từ ngày 26/4 đến 2/5/2019.

PV

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa