Grab sẽ tiếp tục cuộc chiến với taxi truyền thống?

Thứ bảy, 07/04/2018 21:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau thông tin Grap mua lại Uber, Hiệp hội Taxi Hà Nội đề xuất xây dựng trung tâm điều hành đặt xe qua mạng chung cho 77 doanh nghiệp giống như Grab. Có vẻ, “cuộc chiến” này vẫn chưa đến hồi kết. Cách đây vài năm, khi bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, hầu như chưa một ai biết Uber và Grab là gì.

Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn, hai thương hiệu này đã phát triển với tốc độ chóng mặt cả về số lượng lẫn thị phần khách hàng. Hiện nay, nhắc đến Uber, Grab, hầu hết các DN vận tải Việt Nam đều gọi đây là những "gã khổng lồ" và việc cạnh tranh với hai “ông lớn” này thực sự là cuộc chiến không cân sức. Các hãng taxi truyền thống đang đối mặt với vô vàn khó khăn từ khi Uber, Grab xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường, và mới đây là việc Grab mua lại Uber để thống nhất thị trường. 

Làm thế nào để taxi “nội” phát triển trước sự cạnh tranh khốc liệt và không cân sức với hai “ông lớn” đó? Tại tọa đàm trực tuyến "Grab thâu tóm Uber, cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?" sáng 6/4, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, cho biết, lâu nay 77 doanh nghiệp taxi ở Hà Nội hoạt động bị chia nhỏ, tự làm với kênh kết nối riêng của mình.

Ông Nguyễn Công Hùng cũng cho rằng, sức mạnh lớn nhất của Uber, Grab chính là nguồn lực tài chính khổng lồ. Đây là thứ mà các DN vận tải trong nước không thể sánh được.

 “Uber, Grab sử dụng một nguồn vốn khổng lồ để thôn tính thị trường. Ban đầu, họ tạo ứng dụng để thu hút người tiêu dùng kèm theo đó là các khuyến mại cực lớn, điều mà taxi truyền thống không thể đáp ứng được bởi phải nộp thuế cao hơn nhiều” - ông Hùng nói và cho biết thêm, kể cả khi nhiều hãng taxi truyền thống hiện nay học hỏi Uber, Grab tạo cho mình ứng dụng đặt xe qua mạng tương tự, nhưng vẫn không thể cạnh tranh với hai "ông lớn" này. 

Dù đứng trước nhiều bất lợi, khó khăn nhưng nhiều đại biểu đánh giá taxi truyền thống vẫn còn nguyên cơ hội cạnh tranh với Uber, Grab để không “thua ngay trên sân nhà”. Ông Nguyễn Công Hùng cho hay, ngay sau Uber, Grab Việt Nam, taxi truyền thống đã tiếp thu công nghệ và tạo cho mình ứng dụng đặt xe qua mạng tương tự. 

Báo Công luận
Thương vụ mua bán Grab & Uber được đánh giá là thuộc dạng lớn nhất trong khu vực, đã phá vỡ thế chân vạc trong cuộc cạnh tranh Uber, Grab và taxi truyền thống và dự báo gây nhiều xáo trộn thị trường. 

Nhưng chỉ ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động của taxi truyền thống là chưa đủ, mà điều quan trọng nhất là taxi nội phải cùng kết hợp thành một tập thể lớn mạnh.

“Hiện nay, 77 DN thuộc Hiệp hội Taxi Hà Nội đều có phần mềm viết riêng cho mình. Tuy nhiên, chúng ta đang ở thế bị chia nhỏ, bây giờ phải tập hợp lại để tạo sức mạnh” - ông Hùng phân tích. 

Theo ông Hùng, Hiệp hội taxi Hà Nội đã có đề xuất làm tổng đài chung, tuy nhiên các doanh nghiệp taxi hoạt động lâu năm không ủng hộ. Trước đối thủ là Grab, Hiệp hội đã kiến nghị xây dựng một trung tâm điều hành đặt xe qua mạng và đang đặt công ty phần mềm thiết kế. Đây là một sàn giao dịch dùng chung cho tất cả hãng taxi, giúp mọi người khi đến Hà Nội có thể tải, truy cập phần mềm, có thể lựa chọn hãng tuỳ thuộc vào tên tuổi hay giá cả đã hiển thị sẵn. "Hiện nay taxi công nghệ như con cá mập đang tấn công mạnh mẽ vào thị trường, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Taxi Hà Nội phải đoàn kết. Việc này phải được thực hiện ngay”, ông Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hùng, các hợp tác xã vận tải chỉ là bình phong để Grab/Uber hoạt động. Như vậy, an sinh xã hội ai chịu trách nhiệm? Thực tế cho thấy taxi truyền thống luôn ưu tiên quyền lợi của khách hàng, xử lý khiếu kiện đầy đủ, đảm bảo quyền lợi của người lao động, cụ thể ở đây là lái xe. "Nghị định 86 nêu rõ tất cả các đơn vị có phần mềm kết nối vận tải sinh lời thì phải chịu các điều kiện quản lý về kinh doanh vận tải. Tôi đề nghị định danh nó cụ thể rõ ràng và quy về một mối", Chủ tịch Hiệp hội taxi nói. 

Đồng tình với ý kiến của ông Hùng, ông Hồ Quốc Phi, Tổng giám đốc Taxi Mai Linh miền Bắc nhìn nhận việc Grab mua Uber sẽ dẫn đến khó khăn hơn nữa cho taxi Việt Nam. Trước đây Uber và Grab cạnh tranh lẫn nhau nhưng nay họ là một và chỉ cạnh tranh với taxi truyền thống. 

Ông Hồ Quốc Phi nói và cho rằng, chủ trương taxi Hà Nội chạy chung cho tất cả các hãng cho toàn thành phố, Mai Linh rất hoan nghênh và sẵn sàng chạy chung với các hãng khác. Như vậy sẽ tạo sức mạnh để phục vụ tốt nhất người dân. Là đơn vị trực tiếp quản lý nhiều tài xế Uber, Grab, ông Nguyễn Xuân Tuấn, Giám đốc HTX Giao thông vận tải Toàn Cầu cho rằng, các hãng thua Grab, là do phải đầu tư rất nhiều tài sản, còn Grab thì không. Mỗi tài khoản Grab một ngày chạy xe đều phải nộp phần trăm (tối đa 28% doanh thu về cho hãng), với 50.000 tài khoản, lượng tiền ròng đổ về khiến Grab thoải mái dùng để khuyến mại giá. Do vậy, không một hãng vận tải nào trong nước hiện nay có đủ tiềm lực bằng Grab và Uber. Các hãng taxi truyền thống càng xoay xở, càng thất bại. 

Các hãng phải bỏ số tiền lớn để xây dựng nhiều phần mềm, nhưng nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, sẽ rất khó thay đổi và cạnh tranh sòng phẳng được với Grab. Bà Phan Thị Thu Hiền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận định, ở Hà Nội các DN phát triển co cụm trong đối tượng phục vụ cho mình, không có sự chia sẻ kết nối. Điều này khiến họ bất lợi hoàn toàn khi cạnh tranh với Uber Grab.

Theo bà Hiền, các DN vận tải cần nhìn lại bản chất, thay đổi chất lượng dịch vụ chứ không phải chỉ thay đổi công nghệ. “Mỗi giai đoạn người tiêu dùng càng đòi hỏi cao hơn, chúng ta phải tự đào thải những gì chưa phù hợp, lạc hậu chứ không chờ người khác đào thải mình. Các DN tích tụ để cùng nhau phát triển là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay” - bà Hiền khẳng định. 

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho rằng, khi xuất hiện một người khổng lồ, các doanh nghiệp thường có tâm lý lo ngại. Nhưng việc Grab mua Uber thực sự là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt. Chính việc Grab thành công ở Đông Nam Á, giành lại thị phần của Uber là ví dụ rất sinh động các doanh nghiệp ở Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có thể trưởng thành, đứng vững trên thị trường của mình./.

Hoàng Phi

Tin khác

Gia Lai: Hành khách kể lại giây phút va chạm thót tim trong vụ tai nạn giữa 2 xe khách

Gia Lai: Hành khách kể lại giây phút va chạm thót tim trong vụ tai nạn giữa 2 xe khách

(CLO) Hàng chục hành khách trên 2 xe ô tô khách vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ tai nạn. Sau cú va chạm xảy ra, kính xe vỡ tung tóe khiến nhiều người bị thương và mắc kẹt trong xe.

Giao thông
Vụ tai nạn giữa 2 xe khách khiến 18 người thương vong ở Gia Lai: Một xe khách chạy 86km/h khi qua ngã tư

Vụ tai nạn giữa 2 xe khách khiến 18 người thương vong ở Gia Lai: Một xe khách chạy 86km/h khi qua ngã tư

(CLO) Cơ quan chức năng xác định, xe khách BKS 51B-294.89 chạy với tốc độ 86km/h khi qua ngã tư đường tránh Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).

Giao thông
Gia Lai: Hiện trường vụ tai nạn giữa 2 xe khách, khiến 18 người thương vong

Gia Lai: Hiện trường vụ tai nạn giữa 2 xe khách, khiến 18 người thương vong

(CLO) Tại hiện trường, cột đèn tín hiệu giao thông bị tông gãy, dải phân cách cứng ở nút giao thông cung bị tông vỡ vụn. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 17 người bị thương.

Giao thông
Kiểm tra toàn diện các tuyến vận tải thủy nội địa, vận tải khách từ bờ ra đảo

Kiểm tra toàn diện các tuyến vận tải thủy nội địa, vận tải khách từ bờ ra đảo

(CLO) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng mất an toàn giao thông đường thủy nội địa và hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu các cơ quan, đơn vị kiểm tra rà soát toàn diện trên các tuyến vận tải thủy nội địa, tuyến vận tải khách từ bờ ra đảo.

Giao thông
Chi tiết các trạm dừng nghỉ phục vụ người dân trên cao tốc Bắc - Nam

Chi tiết các trạm dừng nghỉ phục vụ người dân trên cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam Nguyễn Quang Giang, hiện Cục đang chỉ đạo và phối hợp các cơ quan, đơn vị rà soát để triển khai đầu tư bổ sung đầy đủ, đồng bộ các công trình hạ tầng trên tuyến cao tốc đã và đang triển khai đầu tư.

Giao thông