GS.TSKH Nguyễn Mại: 35 năm đổi mới kinh tế, thể chế vẫn chưa hoàn thiện

Thứ bảy, 29/01/2022 13:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFI), 10 năm gần đây không năm nào Quốc hội không lưu ý vấn đề hoàn thiện luật pháp. Năm nào cũng thông qua 9-10 luật/kỳ họp. Thế nhưng, 35 năm chuyển sang kinh tế thị trường, Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện thể chế.

Năm đầu thực hiện Nghị quyết 50 đầy “sóng gió”

Năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50, về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Theo đó, Bộ Chính trị đã đưa ra một số chỉ tiêu chính. Cụ thể, vốn đăng ký giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 150 - 200 tỷ USD (30 - 40 tỷ USD/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 200 - 300 tỷ USD (40 - 50 tỷ USD/năm).

gstskh nguyen mai 35 nam doi moi kinh te the che van chua hoan thien hinh 1

Năm 2021 chính là năm đầu tiên triển khai các chỉ tiêu của Nghị quyết 50. Tuy nhiên, do các tác động của đại dịch COVID-19 nên một số chỉ tiêu đã không hoàn thành.

Nghị quyết 50 cũng đặt ra chỉ tiêu vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 100 - 150 tỷ USD (20 - 30 tỷ USD/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 150 - 200 tỷ USD (30 - 40 tỷ USD/năm).

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018.

Tỷ lệ nội địa hoá tăng từ 20 - 25% hiện nay, lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030. Đồng thời, tỷ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động từ 56% năm 2017 lên 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

Như vậy, có thể thấy, năm 2021 chính là năm đầu tiên triển khai các chỉ tiêu của Nghị quyết 50. Tuy nhiên, do các tác động của đại dịch COVID-19 nên một số chỉ tiêu đã không hoàn thành. Theo đó, tăng trưởng GDP chỉ là 2,58%, thấp hơn nhiều so với dự báo 6,5-7% trong thời kỳ 2021-2025. 

35 năm thể chế vẫn chưa hoàn thiện

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFI) cho rằng: Ngoài chỉ tiêu về GDP, kinh tế Việt Nam vẫn còn một số vấn đề chưa đáp ứng được các chỉ tiêu của Nghị quyết 50.

gstskh nguyen mai 35 nam doi moi kinh te the che van chua hoan thien hinh 2

Ngoài chỉ tiêu về GDP, kinh tế Việt Nam vẫn còn một số vấn đề chưa đáp ứng được các chỉ tiêu của Nghị quyết 50.

Đầu tiên về mặt chất lượng dự án. Trong năm 2021, Việt Nam vẫn chưa thu hút được các dự án FDI công nghệ cao, như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây. 

“Tất nhiên có yếu tố khách quan là COVID-19 nhưng phần chủ quan là ta chưa tìm đến các nhà đầu tư tiềm năng để thực hiện các dự án lớn như vậy. Vì vậy, chúng ta phải chuyển hướng sang các dự án kinh tế số, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh thì chúng ta chưa đạt được yêu cầu”, GS Nguyễn Mại nói.

Thứ hai, sự chuyển dịch các đối tác đầu tư, đa dạng hóa thị trường đầu tư vẫn chưa thực hiện được. Năm 2021 vẫn là Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đứng đầu. EU và Mỹ chưa có chuyển biến tích cực. 

Trên thực tế, Việt Nam rất muốn tiếp cận với các dự án của EU, Mỹ để có được công nghệ nguồn, công nghệ tương lai phù hợp với định hướng sáng tạo của chúng ta, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế số thì chưa thực hiện được.

Rồi về mặt địa phương, cả TP.HCM và Hà Nội, 2 đầu tàu kinh tế năm 2021 tăng trưởng rất thấp. TP.HCM tăng trưởng 2,5%, HN dưới 3%. Xu hướng đầu tư vào TP.HCM và HN cũng là dự án nhỏ, ít có dự án công nghệ tương lai. Đây cũng là nhược điểm. Nếu 2 đầu tàu kinh tế mà không vươn lên được thì khó thúc đẩy toàn nền kinh tế. Năm 2022 trở đi ta cần phải lưu ý.

Thứ ba, chưa tận dụng nổi bật lợi thế của các FTA thời kỳ mới. Trong 18 tháng qua, Việt Nam đã thực thi CPTPP, 1 năm thực hiện EVFTA và UVFTA, một số thị trường đã có sự tăng trưởng rất tốt, nhưng quy mô vẫn khá nhỏ. 

Chúng ta bắt đầu hưởng thành quả của EVFTA: thịt bò, thịt gà, hàng hóa khác nhập khẩu với thuế suất thấp từ EU sang làm đa dạng hóa thị trường, có nhiều hàng hóa chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Lương thực như gạo đã xuất khẩu sang EU, dần dần mở rộng. Chưa kể hàng Việt Nam đã bắt đầu cạnh tranh với hàng của Thái, Philippines tại các thị trường EU. 

Tuy nhiên, xu hướng đầu tư từ các thị trường này vào Việt Nam chưa nhiều lắm. Chủ yếu là do doanh nghiệp Việt Nam mới quan tâm đến thương mại và chưa tận dụng cơ hội thu hút đầu tư từ các thị trường này. Nhưng đồng thời cũng có thực tế khách quan là bao giờ thương mại cũng đi trước đầu tư. 

“Hy vọng khi thương mại mở rộng theo các FTA như CPTPP… thì sắp tới sẽ có nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam”, GS Nguyễn Mại nói.

Cái cuối cùng,  Nghị Quyết 50 đề ra một vấn đề quan trọng, là xây dựng tiêu chí để đánh giá hiệu quả Kinh tế - Xã hội của đầu tư nước ngoài, nhưng tới nay chưa có.

“Cách chúng ta vẫn nhìn FDI như một con voi, ông đứng nơi này bảo thế này ông đứng nơi khác bảo thế khác. Không có một tiêu chí quốc gia để đánh giá một cách khách quan, khoa học”, GS Nguyễn Mại thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

gstskh nguyen mai 35 nam doi moi kinh te the che van chua hoan thien hinh 3

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFI).

Trước những bất cập nêu trên, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng: Từ nay cho tới thời điểm Nghị quyết 50 hết hiệu lực còn khoảng 9 năm nữa, đây là một khoảng thời gian đủ dài để Việt Nam thay đổi. Nhưng để làm được điều đó, trước mắt, Việt Nam phải hoàn thiện thể chế pháp luật.

Theo GS Nguyễn Mại, 10 năm gần đây không năm nào Quốc hội không lưu ý vấn đề hoàn thiện luật pháp. Năm nào cũng thông qua 9-10 luật/kỳ họp. Thậm chí, năm nay còn có kỳ họp bất thường thông qua 8 luật liên quan đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, tại sao cho tới nay thể chế vẫn chưa hoàn thiện.

“35 năm chuyển sang kinh tế thị trường, nhưng một đất nước vẫn chưa hoàn thiện thể chế”, GS Nguyễn Mại thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

Vì vậy, GS.TSKH Nguyễn Mại đặc biệt lưu ý: Vấn đề thể chế chính sách và đặc biệt là thực thi thể chế phải rất nghiêm chỉnh để từ Trung ương đến bộ ngành địa phương, đều phải triển khai một mạch thống nhất. 

“Vấn đề này hoàn toàn thuộc thể chế, hy vọng lần này Quốc hội sửa luật riêng Luật Năng lượng. Sau đó tôi kiến nghị 8 điểm kịp trình Quốc hội, Chính Phủ và các bên liên quan kiến nghị của chuyên gia nhà đầu tư làm thế nào để chuyển nhanh sang năng lượng tái tạo và đưa ra hàng loạt chính sách tận dụng lợi thế về năng lượng tái tạo năng lượng sạch”, GS Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô