(CLO) Những hoạt động thuộc Dự án 8 Chương trình 1719 đã góp phần tạo môi trường cho những phụ nữ nông thôn vùng cao thêm cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng, tạo chuyển biến tích cực trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ và trẻ em gái ở vùng dân tộc thiểu số Hà Giang.
Với đặc thù là tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 87%, việc triển khai dự án 8 đã giúp thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em phụ nữ vùng cao Hà Giang.
Những người phụ nữ Mông ở xã Lùng Tám (Quản Bạ) đã tự tin với gia đình và cộng đồng khi có thu nhập và công việc ổn định.
Chuyện nữ nghệ nhân Vàng Thị Mai tại xã Lùng Tám (Quản Bạ) nhiều năm nỗ lực đưa thổ cẩm của dân tộc Mông ra thế giới đã không còn xa lạ. Nhưng đưa thổ cẩm xuất ngoại chỉ là một phần, với bà Mai giúp thay đổi cuộc sống và nâng cao vị thế của những người phụ nữ Mông mới là quan trọng.
Trước năm 2000, nghề dệt lanh thổ cẩm ở Hà Giang có nguy cơ mai một, với nhiều phụ nữ Mông dệt vải lanh thổ cẩm chỉ đơn giản là tự làm lấy một bộ quần áo truyền thống để mặc. Việc thành lập được HTX dệt thổ cẩm Lùng Tám là một bước ngoặt quan trọng.
Khi HTX Lùng Tám của bà Mai ra đời đã tập hợp và tạo việc làm cho rất nhiều phụ nữ Mông vốn quanh năm chỉ biết lên nương bỏ ngô vào hốc đá. Tính cả làm việc ở nhà, đến nay đã có hơn 200 phụ nữ dân tộc trên địa bàn có việc làm quanh năm.
Với những đóng góp đó, năm 2017 bà Mai được Tạp chí Forbes vinh danh là một trong 50 gương mặt phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. Bà cũng là một trong 100 phụ nữ tiêu biểu vừa được biểu dương tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc.
Ở Hà Giang, để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau, nhiều chính sách đã được triển khai. Điển hình như chương trình “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” đã góp phần nâng cao hiểu biết cho phụ nữ, thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp... Hay dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” là 1 trong 10 dự án thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030.
Hội LHPN huyện Bắc Quang (Hà Giang) tổ chức Lễ phát động truyền thông về xóa bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang
Chị Đặng Thị Hồi, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Quý Quân, xã Kim Ngọc cho biết: “Các chị em phụ nữ trong thôn, trong xã thường xuyên cùng nhau chia sẻ kiến thức chăm sóc con cái. Việc làm này đã được thực hiện từ lâu, tuy nhiên từ khi thực hiện Dự án 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia thì hoạt động này lại càng được quan tâm hơn”.
Dự án 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang. Các chị em phụ nữ được tham gia nhiều hoạt động bổ ích và cũng có những gói hỗ trợ thiết thực. Để được hưởng gói hỗ trợ sinh đẻ an toàn, các chị em phải đảm bảo sinh đẻ đúng kế hoạch, không vi phạm luật hôn nhân gia đình, một điều kiện nữa là chị em phải thăm khám và sinh tại các cơ sở y tế đảm bảo.
Chị Lý Thị Mong trú cùng thôn Quý Quân, là một trong những phụ nữ đang mang thai, thuộc diện được hưởng gói hỗ trợ sinh đẻ an toàn. Qua tư vấn của Chi hội trưởng hội phụ nữ thôn, chị lại càng chắc chắn quyết định sinh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Quang.
Hội LHPN xã Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) ra mắt tổ tuyên truyền cộng đồng tại thôn Cờ Lẳng.
Không chỉ có chị Mong mà toàn tỉnh Hà Giang đang có hơn 380 chị em phụ nữ được hỗ trợ theo gói này. Gói hỗ trợ sinh đẻ an toàn này thực sự là hữu ích. Nó đã làm thay đổi tư duy sinh con tại nhà của chị em bấy lâu nay. Các bà mẹ đã lựa chọn những cơ sở y tế để thăm khám thường xuyên và sinh con tại đây. Đối tượng của dự án 8 là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em. Đây là lần đầu tiên trong Chương trình Mục tiêu quốc gia có riêng một dự án thành phần về thúc đẩy bình đẳng giới.
Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang cho biết: “Chúng tôi đã thành lập Ban quản lý thực hiện Dự án 8 để tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang triển khai các hoạt động của Dự án 8 trên địa bàn toàn tỉnh; căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Trung ương, các ngành để hướng dẫn cho các cấp Hội phụ nữ cơ sở theo từng năm. Đồng thời trực tiếp tổ chức các lớp tập huấn, hoạt động đối thoại với cán bộ hội viên phụ nữ”.
Hội LHPN thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc, Hà Giang) tổ chức hội thi “Tìm kiếm giải pháp xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và hủ tục lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Dự án được thiết kế chú trọng 4 nội dung. Trong đó tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng là nội dung được quan tâm hàng đầu. Để giúp các nội dung của Dự án được triển khai thì các tổ truyền thông cộng đồng đã được thành lập; đến nay toàn tỉnh đã có 505 tổ.
Bà Hoàng Thị Khuyến, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) cũng cho hay: “Sau khi được Hội Liên hiệp phụ nữ huyện triển khai hướng dẫn, chúng tôi đã thành lập 19 tổ truyền thông cộng đồng/ 19 thôn của xã. Sau khi thành lập tiến hành hướng dẫn các tổ này để nâng cao kỹ năng quản lý, tuyên truyền, truyền thông, qua đó đi vào hoạt động hiệu quả đảm bảo mục đích yêu cầu đề ra”.
Hạn chế của các tổ truyền thông cộng đồng chính là kỹ năng tuyên truyền và việc duy trì hoạt động. Bởi vậy, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức triển khai các lớp tập huấn hướng dẫn vận hành tổ truyền thông cộng đồng, đến nay đã tổ chức được hơn 40 lớp hướng dẫn. Đồng thời, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện tổ chức các hội thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình…
Những hoạt động thuộc Dự án 8 đã góp phần tạo môi trường cho những phụ nữ nông thôn vùng cao thêm cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng, tạo chuyển biến tích cực trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ và trẻ em gái ở vùng dân tộc thiểu số Hà Giang.
(CLO) Hình ảnh vệ tinh mới được công bố bởi Maxar Technologies đã tiết lộ mức độ tàn phá nghiêm trọng tại một kho chứa tên lửa bên trong căn cứ không quân Engels-2 của Nga, sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.
(CLO) Người đàn ông trú tại huyện Đăk Đoa (Gia Lai) tự xưng “Na tra thái tử” hạ phàm, chữa bệnh nan y bằng cách “truyền năng lượng” vừa bị xử phạt hơn 40 triệu đồng.
(CLO) Quyền Giám đốc Cơ quan An sinh Xã hội Mỹ (SSA) vừa cảnh báo rằng ông có thể vô hiệu hóa hệ thống an sinh xã hội nếu Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) không được quyền truy cập dữ liệu cá nhân của hàng trăm triệu công dân Mỹ.
(CLO) Tasco Auto chính thức ra mắt mẫu xe Geely Coolray tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản, cạnh tranh với các đối thủ Yaris Cross, Creta và HR-V.
(CLO) Sáng 22/3, các VĐV, HLV tiêu biểu của thể thao Việt Nam năm 2024 đã được vinh danh, trao thưởng trong chương trình Vinh quang thể thao Việt Nam 2025.
(CLO) Gần đây, một số quốc gia, phần lớn là đồng minh phương Tây, đã cập nhật khuyến cáo du lịch, cảnh báo công dân rằng dù có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, việc nhập cảnh vào Mỹ vẫn có thể bị từ chối.
(CLO) Trận chiến kéo dài 8 tháng ở Kursk đã trở thành một thất bại chiến lược cho Ukraine, khi tỷ lệ tiêu diệt xe tăng của Kiev thấp hơn khá nhiều so với Moscow.
(CLO) Trong ngày đội trưởng tiền đạo Lionel Messi vắng mặt, Argentina vẫn giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Uruguay nhờ siêu phẩm sút xa của tiền vệ Thiago Almada, tại vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ, sáng 22/3 (giờ Việt Nam).
(CLO) Những lùm xùm quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội gần đây không chỉ là đề tài được toàn xã hội quan tâm mà còn là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ: Mức phạt có thể là 140 triệu, nhưng niềm tin đã mất đi, liệu có thể mua lại được?
(CLO) Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên giành huy chương vàng tại ISTAF World Cup, đánh bại đối thủ mạnh Thái Lan trong trận chung kết nội dung đội 4 người. Thành tích ấn tượng này đánh dấu một cột mốc quan trọng cho cầu mây Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
(CLO) Hiện doanh thu từ các nội dung cao cấp của Tập đoàn Yeah1, bao gồm chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" và các concert đã tăng tới hơn 800%.
(CLO) Google vừa giới thiệu tính năng mới cho mô hình AI Gemini, cho phép người dùng tạo các bản tóm tắt âm thanh (Audio Overviews) từ Nghiên cứu Sâu (Deep Research).
(CLO) Người đàn ông trú tại huyện Đăk Đoa (Gia Lai) tự xưng “Na tra thái tử” hạ phàm, chữa bệnh nan y bằng cách “truyền năng lượng” vừa bị xử phạt hơn 40 triệu đồng.
(CLO) Việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm. Với sự quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện, chủ trương lớn này đã từng bước được hiện thực hóa, giúp hàng nghìn hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh có được mái ấm an toàn, ổn định cuộc sống.
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông cho biết, về việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, đơn vị chức năng đã tăng số hồ sơ có thể xử lý một ngày từ 3.000 hồ sơ (hiện nay) lên 10.000 hồ sơ.
(CLO) Tỉnh đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lào Cai vừa tổ chức phát động phong trào và ra mắt đội hình "Bình dân học vụ số” cấp tỉnh với sự tham gia của 14 thành viên nòng cốt.
(CLO) Tài xế vừa lái ô tô khách vừa dùng điện thoại đã bị lực lượng chức năng xử lý. Ngoài lỗi trên, chiếc xe khách còn hết hạn đăng kiểm, với hai lỗi vi phạm tài xế sẽ bị phạt 10 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.
(CLO) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại bản Xốp Khấu, xã Yên Thắng, huyện Tương Dương, Công an xã Yên Thắng đã giúp đỡ cụ ông đi lạc và bàn giao cho người thân.
(CLO) Hà Tĩnh đẩy mạnh phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng cách huy động sức mạnh cộng đồng, đa dạng hóa nguồn lực hỗ trợ. Ngoài ngân sách Nhà nước, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đóng góp kinh phí, vật liệu, ngày công giúp đỡ hộ nghèo. Sự chung tay này không chỉ mang lại mái ấm kiên cố cho hàng nghìn gia đình mà còn lan tỏa tinh thần đoàn kết, góp phần phát triển xã hội bền vững.
(CLO) Một cá nhân trú tại xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) ngang nhiên làm đường bê tông bao quát cả khu ruộng hàng nghìn m2 để xây dựng Famstay trái phép. Mặc dù, chính quyền địa phương liên tục yêu cầu tháo dỡ, khắc phục sai phạm song chủ cơ sở vẫn bất chấp quy định để hoạt động.
Sự phát triển của Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) không chỉ dừng lại ở hạ tầng giao thông. Bên cạnh việc đầu tư mạnh mẽ vào các tuyến đường, huyện còn chú trọng phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng, từ trung tâm hành chính đến các công trình công cộng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.