Hà Nội đã thực hiện cải tạo môi trường nước sông Tô Lịch và nước Hồ Tây đến đâu?

Thứ năm, 03/12/2020 15:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc cải tạo môi trường nước sông Tô Lịch được UBND Thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện. Hiện nay một số biện pháp cải tạo môi trường nước sông Tô Lịch đang được nghiên cứu và triển khai thực hiện.

Tục triển khai thực hiện phương án làm sạch nước sông Tô Lịch và nước Hồ Tây. Ảnh: TL

Tục triển khai thực hiện phương án làm sạch nước sông Tô Lịch và nước Hồ Tây. Ảnh: TL

Bài liên quan

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có ý kiến trả lời cử tri quận Cầu Giấy và Long Biên về việc triển khai phương án làm sạch nước sông Tô Lịch và nước Hồ Tây. Theo đó, trước câu hỏi của cử tri, đề nghị TP Hà Nội cho biết có tiếp tục triển khai thực hiện việc này trong thời gian tới hay không, đồng thời, sớm thực hiện các giải pháp cải tạo môi trường sông Tô Lịch, UBND TP Hà Nội cho biết, việc cải tạo môi trường nước sông Tô Lịch được UBND Thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện.

Hiện nay một số biện pháp cải tạo môi trường nước sông Tô Lịch đang được nghiên cứu và triển khai thực hiện cụ thể, theo đó, công trình xây dựng hệ thống cống bao dọc sông Tô Lịch thu gom nước thải phát sinh từ các khu dân cư xung quanh về Nhà máy xử lý nước thải tập trung Yên Xá là giải pháp cơ bản xử lý ô nhiễm nước sông.

Việc xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính thuộc Gói thầu số 2 Dự án “Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội” được Thành phố giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP Hà Nội làm chủ đầu tư. Gói thầu đã được khởi công xây dựng ngày 18/5/2020, dự kiến hoàn thành tháng 5/2024. 

Đồng thời Thành phố cũng đã cho phép Công ty TNHHMTV Thoát nước Hà Nội nghiên cứu phương án bổ cập nước cho Hồ Tây vào thau rửa sông Tô Lịch vào mùa khô, sử dụng nước sông Hồng thông qua trạm bơm, bể lắng.

Được biết, sông Tô Lịch dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải. Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch.

Nhiều kế hoạch khắc phục ô nhiễm sông Tô Lịch đã được thành phố đưa ra trong hơn 10 năm qua nhưng đều không hiệu quả.

Kế hoạch gần đây nhất được thực hiện giữa tháng 5/2019 với dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor trên một đoạn sông khoảng 300 m. Sau gần 6 tháng, đơn vị tổ chức thí điểm công bố đạt được sáu mục tiêu: xử lý mùi hôi thối; phân hủy một phần bùn hữu cơ tồn đọng lâu năm dưới lòng sông; bảo tồn hệ sinh thái... Nhưng lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng việc thí điểm chưa thành công.

Hệ thống cống gom nước thải dài 21 km, trong đó có hơn 11 km đi ngầm dưới lòng sông (từ đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, đến cầu Quang, huyện Thanh Trì).

TP Hà Nội đã lựa chọn một công ty của Nhật Bản triển khai gói thầu xây dựng hệ thống bao cho sông Tô Lịch. Các kỹ sư Nhật Bản sẽ trực tiếp thực hiện dự án với tổng tiến độ thi công dự kiến trong 48 tháng.

Hệ cống gom nước thải dẫn về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá là một trong bốn gói thầu xây lắp của dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội (nhà máy nước thải Yên Xá đặt ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì).

Dự án được khởi công năm 2016, bao gồm một nhà máy có công suất 270.000 m3/ngày đêm và tuyến cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sông Lừ, khu vực đô thị mới Hà Đông với tổng chiều dài trên 52 km. Tổng mức đầu tư dự án hơn 16.000 tỷ đồng.

Minh Chí

Tin khác

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

(CLO) Ngày 29/4, Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất năm 2024.

Tin tức
Chiến tranh đã kết thúc như thế…

Chiến tranh đã kết thúc như thế…

(NB&CL) 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Thời khắc ấy báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, cũng là thời khắc báo hiệu chiến tranh đã kết thúc. Thời khắc đáng nhớ ấy, nhiều năm sau, vẫn như đọng nguyên trong ký ức của nhiều ký giả quốc tế - những con người đã có cơ may hiếm có được ghi nhận, chứng kiến những biến động một đi không trở lại của lịch sử.

Tin tức
Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 29/4, đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội.

Tin tức
Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Moriyama Masahito đang có chuyến thăm Việt Nam.

Tin tức
Tiến về Sài Gòn

Tiến về Sài Gòn

(NB&CL) Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta nổ súng bắt đầu tiến công lớn vào Sài Gòn, mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Từ 26 đến 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, tiếp cận Sài Gòn. 5 giờ sáng ngày 29/4/1975, các cánh quân của ta cùng đánh vào các căn cứ phòng ngự của địch để tiến vào nội thành Sài Gòn.

Tin tức