Hà Nội đề xuất giám sát chung cư cao tầng: Chậm còn hơn không

Chủ nhật, 14/10/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phát triển chung cư cao tầng là xu thế tất yếu của các đô thị, tuy nhiên, công tác quản lý chung cư (CC), nhất là việc chấp hành quy định pháp luật của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế đã gây bức xúc trong dư luận, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Việc UBND thành phố Hà Nội vừa đề nghị Đoàn Đại biểu quốc hội (ĐBQH) thành phố đề xuất với Quốc hội xem xét đưa nội dung giám sát các chung cư cao tầng được dư luận đồng thuận, đánh giá cao.

 

Báo Công luận

Cao ốc tại Hà Nội với mật độ "dày đặc" khiến không gian sống trở nên "ngột ngạt". Ảnh: T.P

Trước khi UBND thành phố Hà Nội đưa ra đề nghị trên thì tình trạng tranh chấp CC đã xảy ra hàng chục năm qua nhưng vẫn không được quan tâm giải quyết tận gốc. Thời gian gần đây, mâu thuẫn giữa cư dân với chủ đầu tư tại dự án chung cư tiếp tục diễn ra gay gắt. Các tranh chấp về phần diện tích sử dụng chung - riêng, diện tích căn hộ, phí dịch vụ, chất lượng dịch vụ… tiếp tục xảy ra.   

Đáng chú ý, tại Hội nghị giao ban chuyên đề về công tác nội chính và giao ban công tác nội chính, phòng chống tham nhũng 9 tháng, vừa diễn ra ngày 12/10, Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội cho biết, trong số 745 (cụm, tòa) chung cư thương mại trên địa bàn thành phố có đến 129 chung cư có tranh chấp khiếu kiện, tiềm ẩn phức tạp và 22 chung cư có hoạt động phức tạp về an ninh trật tự.        

Báo cáo của Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội cũng chỉ rõ quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố thời gian qua cho thấy, mặc dù đã có các quy định cụ thể nhưng vẫn xảy ra một số tồn tại, tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân, giữa cư dân với ban quản trị, giữa ban quản trị với chủ đầu tư và các đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư.     

Ngày 9/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về việc tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà CC...

Kiên quyết cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà CC; công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an danh mục các dự án nhà CC không bảo đảm các quy định về PCCC…  

Những mâu thuẫn chủ yếu tập trung vào một số nội dung như công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở còn nhiều vướng mắc, do chủ đầu tư vi phạm trong xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, chưa hoàn thiện thủ tục chuyển chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến phản ánh về việc chủ đầu tư cố tình chiếm dụng quỹ bảo trì tòa nhà hoặc bàn giao nhỏ giọt; nhà sinh hoạt cộng đồng bị thiếu về diện tích và số lượng so với quy định; hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC) xuống cấp, không bảo đảm quy định, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao; chất lượng nhà chung cư tái định cư kém, nhanh chóng xuống cấp.

Cùng với đó, các hộ dân cho rằng, người dân phải sử dụng nước sạch với giá cao hơn mức giá quy định của thành phố do phải qua đơn vị trung gian, chất lượng nước kém, do bể chứa không được thau rửa định kỳ.

Theo thông tin từ lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện có 840 nhà chung cư đi vào vận hành. Tuy nhiên còn nhiều tồn tại nổi lên như việc tranh chấp diện tích sử dụng, bàn giao quỹ bảo trì 2%, tranh chấp xây dựng, chuyển hóa tầng sinh hoạt chung thành căn hộ, chưa tổ chức hoặc tổ chức hội nghị nhà chung cư nhưng không thành công, kết nối hạ tầng yếu kém... Cùng sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các sở, ngành liên quan cho đến thời điểm này Sở Xây dựng đã thống kê được 71 tòa nhà còn vướng các vấn đề nêu trên.

Trong 71 chung cư nêu có xảy ra tranh chấp, Sở Xây dựng đã kiểm tra 66 nhà chung cư và đến hết tháng 10 kiểm tra các tòa còn lại. Sở Xây dựng khẳng định sẽ tiếp tục tập trung kiểm tra, xử lý, tuy nhiên, cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền của các quận, huyện, thị xã nhằm hạn chế sự vi phạm của các chủ đầu tư.

Trước đó, theo báo cáo Bộ Xây dựng được tổng hợp báo cáo từ 43 địa phương và số lượng đơn thư gửi về Bộ Xây dựng cho thấy có 215 dự án có khiếu nại, tranh chấp.

Trong đó có 108 dự án xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân hoặc giữa các chủ thể liên quan trong phạm vi dự án, còn lại 107 dự án có khiếu nại, tranh chấp không thuộc phạm vi báo cáo (tranh chấp, khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng và những nội dung dân sự khác).

Tiêu biểu như một số dự án như: Dự án Ecolife Capitol, ở số 58 đường Tố Hữu được chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ đô quảng cáo là chung cư cao cấp, có môi trường sống xanh, an toàn, cùng với nhiều tiện ích đồng bộ. Tuy nhiên, từ khi bàn giao căn hộ vào tháng 5/2017 đến nay, nhiều tiện ích tại đây chưa có, khiến cư dân rất thất vọng. 

Nhận thấy việc quản lý, mua bán nhà chung cư, nhà ở xã hội tại các địa phương có nhiều bức xúc từ phía người dân, UBND TP. Hà Nội vừa đề nghị Đoàn ĐBQH thành phố đề xuất đưa nội dung giám sát việc thi hành Luật Nhà ở, Luật Xây dựng vào chương trình giám sát của Quốc hội.

Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện khẩn trương kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư và các bên có liên quan trong việc thành lập ban quản trị; xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật đối với trường hợp chủ đầu tư chậm triển khai, không thực hiện.

Sở Xây dựng thông báo danh sách thống kê nêu trên đến UBND các quận, huyện có liên quan; Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện triển khai biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư, các trường hợp không có kinh phí bảo trì.

Đối với những tòa nhà đủ điều kiện thành lập Ban quản trị nhưng chủ đầu tư không tổ chức Hội nghị nhà chung cư, không thành lập Ban quản trị thì Sở Xây dựng phối hợp với UBND các quận, huyện tổng hợp, xử lý theo quy định, đồng thời lập danh sách theo dõi để báo cáo UBND Thành phố xem xét năng lực nhà đầu tư khi giải quyết đề xuất đầu tư các dự án khác.

Từ đầu năm 2016, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2016/TT-BXD về Quy chế quản lý, sử dụng chung cư và bước đầu đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, do các chủ đầu tư cố tình không thực hiện, tìm cách "lách luật" và thiếu các chế tài xử lý, trong khi nhiều vấn đề mới tiếp tục nảy sinh, công tác quản lý, sử dụng chung cư còn nhiều hạn chế. Mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư không được giải quyết dứt điểm. 

Minh Châu


Tin khác

Tuân thủ quy định khi đi máy bay dịp cao điểm nghỉ lễ  30/4 - 1/5

Tuân thủ quy định khi đi máy bay dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đảm bảo thực hiện chuyến bay an toàn và đúng giờ dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách cần lưu ý tuân thủ các quy định di chuyển bằng đường hàng không.

Giao thông
Hãng hàng không Vietjet vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách

Hãng hàng không Vietjet vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách

(CLO) Trong ba tháng đầu năm, hãng hàng không Vietjet đã khai thác an toàn gần 34.500 chuyến bay, vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách.

Giao thông
Đề xuất gần 600 tỷ đồng xây dựng cầu Ninh Cường trên Quốc lộ 37B

Đề xuất gần 600 tỷ đồng xây dựng cầu Ninh Cường trên Quốc lộ 37B

(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên Quốc lộ 37B.

Giao thông
Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

(CLO) Chiều 28/4, cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có tổng vốn đầu tư hơn 11.150 tỷ đồng nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chính thức thông xe, đưa vào khai thác khoảng 30km.

Giao thông
Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành cho biết, dự án xây dựng sân bay Long Thành vẫn duy trì thi công xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5 với gần 5.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng hàng ngàn trang thiết bị, máy móc.

Giao thông