Hà Nội: Hạn chế tối đa các hành vi bạo lực, phản cảm mùa lễ hội đầu Xuân

Thứ hai, 04/02/2019 17:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, công tác tổ chức lễ hội năm 2019 sẽ có nhiều điểm mới theo hướng văn minh, lịch sự, tiết kiệm, hạn chế tối đa các hành vi bạo lực, phản cảm.

Mùa lễ, hội Xuân Kỷ Hợi 2019, Hà Nội có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống vốn có. Ảnh minh họa.

Mùa lễ, hội Xuân Kỷ Hợi 2019, Hà Nội có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống vốn có. Ảnh minh họa.

Điểm mới tại lễ Hội Hai Bà Trưng

Lễ hội Đền Hai Bà Trưng năm 2019 diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12/2 (tức mùng 6- 8 tháng Giêng năm Kỷ Hợi) sẽ có nhiều đổi mới hấp dẫn.

Theo đó, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, TP.Hà Nội cho biết, trước nhiều tháng, huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện xây dựng kế hoạch, đôn đốc các phòng, ban, ngành của huyện, UBND xã Mê Linh tổ chức Lễ kỷ niệm 1979 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Lễ hội đền Hai Bà Trưng Xuân Kỷ Hợi 2019 có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống vốn có.

Đặc biệt Ban tổ chức lễ hội sẽ tập trung làm tốt công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ,… đảm bảo an toàn tuyệt đối và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, du khách đến dâng hương, khám phá di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Hai Bà Trưng cũng như tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong dịp Tết Nguyên đán, lễ hội.

Cũng theo ông Hoàng Anh Tuấn, chương trình nghệ thuật năm nay có nhiều đổi mới với sự tham gia của Nhà hát Chèo Hà Nội, nhưng vẫn đảm bảo kế thừa truyền thống lịch sử.

Trong suốt những ngày diễn ra Lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, như: Biểu diễn múa rối nước, hát quan họ, thi đấu bóng chuyền, thi cờ tướng, đấu vật dân tộc; các trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt dê, bắt vịt, đi cầu khỉ… cũng sẽ được tăng cường để tạo không khí phấn khởi và sức hấp dẫn cho điểm đến đền thờ Hai Bà Trưng.

 Lễ hội Đền Sóc

Lễ hội đền Sóc 2019 được tổ chức trong 3 ngày, từ 10 đến 12/2 (tức từ mùng 6 đến 8 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Sóc Sơn, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho biết, năm nay, nghi lễ rước và tế lễ được thực hiện giống với mùa lễ hội năm 2018.

Tuy nhiên, ông Lê Hữu Mạnh khẳng định, riêng việc phát lộc tiếp tục có đổi mới, tổ chức quy củ, chặt chẽ hơn, nhằm bảo đảm tính tôn nghiêm, văn minh nơi thờ tự. Đó là, sau nghi thức tế lễ, phẩm vật sẽ được đưa vào hậu cung, khi có đủ lực lượng an ninh, việc phát lộc mới được thực hiện.

Ngoài ra, rút kinh nghiệm từ nhiều lần tổ chức trước, năm nay, Ban tổ chức Lễ hội đền Sóc sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động vui chơi, giải trí cho nhân dân với các trò chơi dân gian lành mạnh.

Cũng để đảm bảo tính tôn nghiêm của lễ hội năm 2019, Ban tổ chức yêu cầu việc tế lễ phải thực hiện đúng theo kịch bản.

Thời gian trước và trong quá trình thực hiện nghi lễ, tuyệt đối không cho người dân và du khách vào đền lễ Thánh, việc này chỉ diễn ra sau khi hoàn thành phần tế lễ của các thôn làng.

Lễ hội Chùa Hương 

Theo Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hoạt, điểm mới nhất năm nay của Lễ hội chùa Hương là Ban tổ chức cấm hoàn toàn việc kinh doanh tại khu vực nội tự các chùa, các động.

Việc kinh doanh cũng không được tiến hành tại các đoạn đường hẹp hoặc vực sâu không an toàn, khu vực sân của nhà thường trực Ban tổ chức tại Thiên Trù, sân ngoài Nam Thiên Môn...

Ban tổ chức cũng cấm quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội.

“Ban tổ chức đã chuyển toàn bộ khu ăn uống ra khỏi khu vực từ điểm mua vé đến động Hương Tích để bảo đảm rằng, người dân đi lễ sẽ hưởng không gian thanh tịnh, văn minh, không bị cảm giác xô bồ hàng quán”, ông Nguyễn Văn Hoạt cho biết.

 Lễ hội Ngọc Hồi- Đống Đa

Ông Phan Hồng Việt, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, lễ hội kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa diễn ra từ 6h đến 21h ngày 9/2/2019 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Hợi) tại Công viên văn hóa Đống Đa.

Năm 2019, Lễ hội kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra trang trọng với nhiều hoạt động phong phú cả phần lễ và hội.

Chương trình gồm hai phần: Lễ và hội. Phần lễ có các hoạt động: Tế lễ, rước Kiệu hoàng đế Quang Trung và hoàng hậu Lê Ngọc Hân, lễ dâng hoa, dâng hương, màn trống hội, múa rồng, diễn văn chào mừng kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa; công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.

Theo kế hoạch tổ chức, sẽ có nhiều hoạt tổ chức trong lễ hội, gồm: Biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, liên hoan, thi đấu, văn nghệ, thể dục thể thao tại khu vực Công viên Văn hóa Đống Đa và các địa điểm khác trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh hoạt động chính, lễ hội kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa còn có nhiều hoạt động như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, thân thế và sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung- Nguyễn Huệ; giới thiệu về di tích lịch sử Gò Đống Đa; triển lãm thời kỳ Tây Sơn; tổ chức cho học sinh tiểu học và THCS đến tham quan, học tập tại công viên văn hóa Đống Đa...

Phương Nhi

Tin khác

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa