Hà Nội: Nhiều hoạt động dịp khai trương tuyến phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây

Thứ tư, 20/04/2022 08:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tuyến phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây sẽ được khai trương dịp 30/4 và 1/5. Di tích thành cổ 200 năm tuổi, 6 sân khấu văn hóa lớn, hàng trăm gian hàng độc đáo… là những hoạt động sẽ tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn cho phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Theo quy hoạch, phố đi bộ ở thị xã Sơn Tây gồm 4 tuyến phố là Nguyễn Thái Học, Phan Chu Trinh, một phần phố Lê Lợi và Phó Đức Chính. Điểm đầu của phố đi bộ là cổng cũ trụ sở UBND thị xã Sơn Tây ở phố Phó Đức Chính đến cầu Cửa Tiền (ngã 3 Quang Trung - Nguyễn Thái Học) có tổng chiều dài 820m, tổng diện tích sử dụng 34.550m2.

ha noi nhieu hoat dong dip khai truong tuyen pho di bo quanh thanh co son tay hinh 1

Không gian phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây

Ông Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây chia sẻ, chính quyền địa phương đã cố gắng tạo ra nhiều điểm hấp dẫn, khác biệt cho phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây so với các tuyến phố đi bộ đã có của Hà Nội, từ những tiềm năng của thị xã.

Cụ thể, năm sự khác biệt và cũng là 5 yếu tố được kỳ vọng sẽ đem lại thành công cho phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, theo ông Lê Đại Thăng, bao gồm:

Thứ nhất, hiện tại về khu vực phía Tây của TP Hà Nội chưa có tuyến phố đi bộ nào. Tất cả các tuyến phố đi bộ đang hoạt động đều chỉ tập trung trong khu vực nội thành Hà Nội.

Thứ hai, bản thân thị xã Sơn Tây là một đô thị cổ hình thành từ thế kỷ XV. Sơn Tây từng là thủ phủ của tỉnh Hà Đông, Hà Tây cũ nên nếp sống đô thị, đặc biệt là tại khu vực lõi (khu vực quanh Thành cổ Sơn Tây) được hình thành rất sớm.

Thứ ba, Thành cổ Sơn Tây là một trong tứ trấn thành của Thăng Long xưa và năm nay tròn 200 tuổi. Đây là một trong những tòa thành cổ may mắn còn xót lại gần như nguyên vẹn của Việt Nam. Thành cổ Sơn Tây đặc sắc cả về kiến trúc và những giá trị văn hóa, gắn liền với nghệ thuật quân sự tài tình của Việt Nam. Cùng với đó, cảnh quan bên trong và bên ngoài thành cổ rất đẹp. Thành cổ có 4 mặt đều được bao quanh bởi một hào nước, cây xanh rất thích hợp để tạo nên một tuyến phố đi bộ khác biệt.

ha noi nhieu hoat dong dip khai truong tuyen pho di bo quanh thanh co son tay hinh 2

Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào năm 1.822- năm Minh Mạng thứ 3. Ảnh: VGP

Thứ tư, theo định hướng phát triển của Sơn Tây nói riêng và khu vực phía Tây Hà Nội nói chung thì sẽ phát triển đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, gắn với văn hóa, du lịch và du lịch tâm linh. Bởi vậy, đến với phố đi bộ Thành cổ, người dân Sơn Tây nói riêng và du khách nói chung ngoài cơ hội trải nghiệm những tiết mục nghệ thuật đường phố, thể thao đường phố, những đặc sản chỉ có ở Sơn Tây… thì du khách có thể trải nghiệm du lịch tâm linh tại đền Và, làng cổ Đường Lâm hay du lịch nghỉ dưỡng tại các resort độc đáo tại Sơn Tây.

Từ “hạt nhân” là phố đi bộ Thành cổ, Sơn Tây mong muốn sẽ trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho du khách cho các chuyến nghỉ dưỡng cuối tuần. Vào mỗi dịp cuối tuần, du khách ngoài tới phố đi bộ Thành cổ sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều loại hình du lịch khác nữa.

ha noi nhieu hoat dong dip khai truong tuyen pho di bo quanh thanh co son tay hinh 3

Du khách sẽ được trải nghiệm "ngôi nhà di động" tại Phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây

Thứ năm, điều thu hút du khách tới phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây chính là những hoạt động về văn hóa, thể thao, ẩm thực phong phú, hấp dẫn và đa dạng được tổ chức tại đây. Đây được coi là hồn cốt của phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Các nội dung hoạt động chính diễn ra tại tuyến phố đi bộ bao gồm biểu diễn văn nghệ như ca nhạc đường phố, nhảy dân vũ, các trò chơi dân gian như đua thuyền, câu cá, múa rối nước; triển lãm tranh, ảnh, sách, báo, tạp chí; hoạt động vui chơi của thanh niên, các cháu thiếu nhi…Các chương trình nghệ thuật, hoạt động thể thao sẽ được tổ chức thành cuộc thi theo từng tuần, từng quý và từng tháng nhằm lôi kéo sự tham gia của du khách tới phố đi bộ.

Các đơn vị chức năng đang bố trí các gian hàng trên tuyến phố đi bộ; lắp đặt cổng chào, trang trí chiếu sáng và cụm tiểu cảnh, phấn đấu đưa tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch đã đề ra. Dự kiến từ ngày 20/4, sẽ tổ chức chạy tổng thể các chương trình tại phố đi bộ nhằm đảm bảo khi khai trương mọi hoạt động sẽ diễn ra thành công như mong đợi.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo thị xã Sơn Tây, tới thời điểm hiện tại, đã có khoảng 120 sạp hàng được làm theo kiểu xe đẩy di động, để phục vụ bán các loại thực phẩm, hàng handmade, những sản phẩm đặc trưng của địa phương...

"Tất cả những đơn vị và cá nhân kinh doanh đều phải đăng ký, cấp giấy phép, thẻ ra vào và ký cam kết về an toàn thực phẩm, về nguồn gốc hàng hóa. Đồng thời các đơn vị chức năng của thị xã chịu trách nhiệm kiểm tra các mặt hàng theo đúng quy chuẩn của thành phố về chợ đêm, hội chợ", ông Thăng cho hay.

Lâm Hữu

Bình Luận

Tin khác

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa