Hà Nội thu phí xe vào nội đô: Có tránh được ùn tắc?

Chủ nhật, 31/10/2021 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tiêu chí nào để lập 87 trạm thu phí? Vì sao đề xuất thu phí từ 5h00- 21h00, trong khi khung giờ này nguy cơ ùn tắc sẽ rất cao. Và để thực hiện được thì giao thông công cộng phải đáp ứng trên 30% nhu cầu đi lại... là những băn khoăn trước đề án thu phí mới của Hà Nội.

Băn khoăn việc thu phí ôtô vào nội đô Hà Nội

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hà Nội vừa phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng xong phương án 87 trạm thu phí phương tiện vào nội đô.

Theo đó, dự kiến khung mức thu phí được tính trên cơ sở khái toán kinh phí đầu tư và chi phí vận hành bảo trì hệ thống thu phí, lưu lượng xe.

ha noi thu phi xe vao noi do co tranh duoc un tac hinh 1

Đường phố Hà Nội ngày 19/7, ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Ngọc Thành

Mức thu phí thấp nhất để bù đắp chi phí đầu tư, quản lý, vận hành khoảng 50.000 đồng mỗi lượt. Tuy nhiên, với nguyên tắc mức phí đủ tác động điều chỉnh hành vi người tham gia giao thông và căn cứ vào mức chi trả của người dân hiện nay (phí trông giữ xe ôtô khoảng 50.000 đến 100.000 đồng), đề án đưa ra mức phí cao nhất 100.000 mỗi lượt.

Thông tin về việc thu phí ôtô vào nội đô Hà Nội đang gây những tranh luận trái chiều. Một số chuyên gia cho rằng việc này cần được nghiên cứu kỹ. Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy nói chủ trương thu phí để hạn chế phương tiện cá nhân đã được đưa ra từ lâu nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà đề án này chưa thể thực hiện được.

Cái khó là hạ tầng giao thông của Hà Nội vẫn đang yếu kém, "đường không thông, cầu không thoáng", mặt đường nhỏ hẹp, quỹ đất giao thông còn thấp so với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, cốt lõi của Hà Nội là giao thông công cộng chưa phát triển, không đáp ứng được yêu cầu.

TS Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, nhìn nhận với đô thị lớn như Hà Nội, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cải thiện tình trạng giao thông là rất cần thiết. Chủ trương thu phí phương tiện cơ giới cá nhân vào trung tâm thành phố đã được nhiều quốc gia áp dụng lâu nay. Tuy nhiên, với Hà Nội, còn khá sớm để đánh giá nên hay không áp dụng phương án này, bởi chưa có các tính toán thuyết phục.

Cần nhấn mạnh rằng, việc thu phí các phương tiện vào nội đô là hợp lý nhằm tăng sự đóng góp của người dân khi sử dụng hạ tầng trong nội đô, tạo kinh phí đầu tư, nâng cấp hạ tầng nhưng đây thực sự là bài toán khó. Bởi để thu phí cần phải kiểm soát được tất cả các lối vào ở khu vực trong vành đai 3.

Và khi thu phí, sẽ có nhiều phương tiện dồn về những vị trí không đặt thiết bị thu phí, điều này vô hình trung tạo ra sự dịch chuyển dòng giao thông, có thể gây ùn tắc tại những vị trí khác.

Hơn nữa vấn đề ùn tắc giao thông vốn dĩ đã nan giải từ nhiều năm nay và nếu muốn người dân chuyển từ giao thông cá nhân sang giao thông công cộng thì nhà nước phải làm cho loại hình này thực sự hấp dẫn chứ không phải cứ thu phí vào nội đô là sẽ giảm ùn tắc.

Muốn thu thì giao thông công cộng phải tốt

 Theo các chuyên gia, việc thu phí xe vào nội đô Hà Nội, TP.HCM nhằm hạn chế ùn tắc giao thông không có khó khăn về mặt công nghệ. Nhưng để thực hiện được thì giao thông công cộng phải đáp ứng từ trên 30% nhu cầu đi lại.

Theo thạc sĩ Vũ Anh Tuấn - phó trưởng bộ môn quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, khoa vận tải - kinh tế Trường đại học Giao thông vận tải, bản chất của việc thu phí xe vào khu vực nội đô không phải là thu phí tăng ngân sách. Đây là giải pháp kinh tế để điều tiết giao thông, để người đi xe cá nhân chuyển sang phương tiện công cộng hoặc hạn chế chuyến đi không cần thiết vào khu vực hay ùn tắc. 

Đây là giải pháp nhiều nước trên thế giới đã thực hiện, trong khu vực có Singapore thực hiện 10 năm nay.

Về kỹ thuật, ông Tuấn cho rằng công nghệ hiện nay đều sẵn sàng khả thi và triển khai nhanh chóng việc thu phí. Cổng thu phí chỉ cần 2 cột ở vỉa hè và giá gắn camera… Hệ thống này triển khai trong vòng 1 năm sẽ hoạt động được.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, thu phí xe vào nội đô chỉ là giải pháp hỗ trợ chứ không phải giải pháp trọng điểm để hạn chế ùn tắc giao thông. Giải pháp cốt lõi để giảm ùn tắc giao thông đô thị phải là các hệ thống giao thông công cộng, cụ thể là metro.

Theo thạc sĩ Vũ Anh Tuấn, việc nghiên cứu lộ trình thu phí hạn chế xe vào nội đô vẫn phải thực hiện. Nhưng triển khai thực tế cần tùy theo điều kiện. Nếu tiến độ thực hiện metro chậm thì việc thu phí xe vào nội đô sẽ chậm lại.

 "Phí thu được cần dùng một phần tái đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông công cộng. Việc này để cân bằng lợi ích: người đi xe cá nhân chiếm không gian trên đường nhiều hơn phải trả phí để phát triển giao thông công cộng, bù đắp cho người sử dụng phương tiện công cộng. Bởi vì, không gian công cộng là tài nguyên công, mọi đối tượng đều sử dụng công bằng", ông Tuấn lưu ý.

TS Đinh Thị Thanh Bình - Đại diện nhóm nghiên cứu của Trường đại học Giao thông vận tải, đơn vị tư vấn đề án thu phí phương tiện vào nội đô Hà Nội cho biết, việc thu phí xe vào nội đô Hà Nội hay TP.HCM đều có mục tiêu sử dụng công cụ kinh tế để điều tiết hành vi giao thông theo hướng không khuyến khích sử dụng xe cơ giới cá nhân vào khu vực có mật độ giao thông cao, góp phần giảm ùn tắc giao thông mà nhiều nước đã thực hiện.

Xét trên khía cạnh lợi ích thì tất cả chủ thể tham gia giao thông và toàn thể xã hội sẽ được hưởng lợi từ việc tiết kiệm thời gian đi lại và vận chuyển hàng hóa nhờ giảm ùn tắc giao thông trong khu vực thu phí.

Theo bà Bình, về mức phí phải được cân nhắc, vì nếu quá thấp thì tỉ lệ ô tô cá nhân giảm không đáng kể, không tác động đến giảm ùn tắc, nếu thu quá cao thì tuy mang lại hiệu quả giảm ùn tắc giao thông nhưng ảnh hưởng đến đời sống và hiệu quả khai thác hạ tầng giao thông trong vùng thu phí, cũng như có thể khó bù đắp kinh phí đầu tư và chi phí vận hành bảo trì hệ thống thu phí.

Về điều kiện triển khai thu phí, TS Bình nhấn mạnh, việc thu phí chỉ khả thi khi đã đáp ứng được các điều kiện: Xây dựng, hoàn thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thu phí;

Đảm bảo số hóa, đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ dữ liệu phương tiện giao thông; Lắp đặt trang thiết bị trên các xe để có thể thực hiện được thu phí không dừng và xử lý vi phạm bằng phạt nguội;

Đảm bảo các điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống giao thông tĩnh và bãi đỗ trung chuyển để hành khách gửi xe cá nhân và đi phương tiện công cộng, phương tiện thay thế; Đảm bảo năng lực hệ thống vận tải hành khách công cộng đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi từ đi xe cá nhân của một bộ phận người dân.

Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương bổ sung ống 2 cho các hầm trên cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương bổ sung ống 2 cho các hầm trên cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi nói về công tác thi công hầm Tuy An trong chuyến thị sát công trường dự án cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong ngày 29/4/2024.

Giao thông
Hà Nội: Gần 4.000 trường hợp vi phạm giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Hà Nội: Gần 4.000 trường hợp vi phạm giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, lực lượng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã kiểm tra, xử lý 3.930 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đường sắt; tạm giữ 1.508 phương tiện, tước 758 giấy phép lái xe.

Giao thông
Lấy ý kiến địa phương về đầu tư mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Lấy ý kiến địa phương về đầu tư mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến của 2 địa phương Quảng Trị và Thừa Thiên Huế về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Giao thông
Kiểm tra việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, sát hạch lái xe

Kiểm tra việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, sát hạch lái xe

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc khắc phục tồn tại, hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Giao thông
Người dân trở lại TP HCM sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Người dân trở lại TP HCM sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân trở lại TP HCM để chuẩn bị đi làm lại vào ngày mai (2/5). Tình trạng đông đúc, ùn ứ xuất hiện ở một số nút giao thông, đặc biệt tại cửa ngõ phía Tây và phà Cát Lái.

Giao thông