Hà Nội: Xóa từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông mỗi năm có dễ thực hiện?

Thứ năm, 18/03/2021 09:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội phấn đấu mỗi năm xóa từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông và hạn chế các điểm phát sinh mới. Nhưng trên thực tế lượng phương tiện gia tăng quá nhanh và hạ tầng, vận tải công cộng chưa đáp ứng yêu cầu thì tình trạng ùn tắc tại Hà Nội vẫn hết sức nhức nhối.

Lượng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh chóng và hạ tầng, vận tải công cộng chưa đáp ứng yêu cầu thì tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn hết sức nhức nhối

Lượng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh chóng và hạ tầng, vận tải công cộng chưa đáp ứng yêu cầu thì tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn hết sức nhức nhối

Ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp

Trong năm 2020, Thành phố Hà Nội đã đưa vào khai thác nhiều công trình giao thông trọng điểm như cầu vượt nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên, đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3, đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở,...

Dưới góc độ nghiên cứu, tác động của ùn tắc giao thông tới kinh tế xã hội là rất lớn, với Hà Nội dao động từ 1-1,2 tỉ USD/năm. Về mặt xã hội, sức khỏe người dân đô thị đang bị ảnh hưởng vì chỉ số ô nhiễm không khí IQI gấp hơn 5 lần so với quy định, nồng độ bụi pm2.5 đang gấp khoảng 3 lần. Về thời gian đi lại của người dân thiệt hại hơn 1 triệu giờ lao động/năm

Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn chưa được cải thiện rõ nét, mục tiêu xóa 8-10 điểm ùn tắc giao thông mỗi năm không hề đơn giản khi lượng phương tiện giao thông tăng nhanh (ô tô là 10,2%/năm và xe máy 6,7%/năm), một số công trình trọng điểm sử dụng một phần lòng đường khi thi công đã làm phát sinh điểm ùn tắc mới.

Đơn cử như từ ngày 9/11/2020, Hà Nội chính thức thông xe đường Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng nhằm giảm áp lựp giao thông cho tuyến đường dưới thấp. Nhưng chỉ sau vài ngày đưa vào khai thác, cảnh ùn tắc giao thông tại đường Trường Chinh lại càng thêm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó sau khi cầu cạn dài gần 2km đoạn từ Trường Chinh đến Ngã Tư Sở chính thức thông xe, vô tình tạo thành nút “cổ chai” đoạn Ngã Tư Vọng, Đại La, Minh Khai. Vào giờ cao điểm, các tuyến đường Minh Khai, Đại La, Kim Ngưu, Tam Trinh luôn trong tình trạng ùn tắc kéo dài.

Nhiều ý kiến cho rằng việc giảm tốc độ lưu thông của ô tô qua cầu Thanh Trì sẽ không cải thiện được nhiều tình trạng ùn tắc giao thông qua khu vực. Ảnh: DT

Nhiều ý kiến cho rằng việc giảm tốc độ lưu thông của ô tô qua cầu Thanh Trì sẽ không cải thiện được nhiều tình trạng ùn tắc giao thông qua khu vực. Ảnh: DT

Mới đây nhất, từ ngày 16/3, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã tiến hành điều chỉnh giảm tốc độ di chuyển của ôtô trên cầu Thanh Trì từ 80km/h xuống 60km/h để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông. Nhưng trên thực tế, phương tiện vẫn di chuyển khá khó khăn trong các khung giờ cao điểm.

Nguyên nhân là do vào khung giờ cao điểm, các phương tiện cần “thoát nhanh” để tránh ùn ứ. Việc giảm tốc độ lưu thông qua cầu Thanh Trì vô hình chung khiến tình trạng ùn tắc càng thêm nghiêm trọng.

Đâu là giải pháp khả thi...?

Để đạt được mục tiêu giảm thiểu từ 8-10 điểm ùn tắc mỗi năm và hạn chế các điểm phát sinh mới, Thành phố Hà Nội sẽ triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp như huy động mọi nguồn lực, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Đặc biệt bảo đảm kết nối đồng bộ các tuyến đường vành đai, trục đường hướng tâm, các cầu qua sông và các tuyến đường có tính chất liên vùng...; tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông hợp lý, phù hợp tình hình thực tế.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, một chuyên gia trong ngành giao thông vận tải cho biết, hiện nay tại Hà Nội nói riêng và các đô thị lớn trên cả nước đang tồn tại bất cập là khi xảy ra ùn tắc nghiêm trọng tại các tuyến đường, các nút giao mới tìm giải pháp khắc phục chứ chưa có những giải pháp đi trước đón đầu.

Vì vậy công tác quy hoạch đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông cần được quan tâm đúng mức và thực hiện một cách bài bản, quản lý một cách chặt chẽ để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông một cách căn cơ, triệt để.

Đường Lê Văn Lương, Tố Hữu là một trong những tuyến đường mới mở của Thủ đô nhưng đã phải

Đường Lê Văn Lương, Tố Hữu là một trong những tuyến đường mới mở của Thủ đô nhưng đã phải "cõng" gần 40 tòa nhà cao tầng với mật độ dân cư đông đúc, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xả ra là điều khó tránh khỏi. Ảnh: TN

Một ví dụ điển hình trên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu là một trong những tuyến đường huyết mạch hướng Tây Nam vào nội đô Hà Nội đang phải oằn mình chịu cảnh tắc đường thường xuyên. Chỉ trong bán kính 100m hai bên mặt đường có tới gần 40 tòa nhà cao tầng.

Dọc đường Nguyễn Tuân chỉ có chiều dài chưa đến 1km nhưng đã “cõng” tới khoảng 6.000 căn hộ chung cư đã và đang mở bán. Đường Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng…cũng dày đặc cao ốc đi đôi với đó là dân cư và số lượng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh chóng. Những con đường này trở thành “điểm đen” tắc đường và ngập nặng khi mưa lớn tại khu vực Thanh Xuân.

Trở lại câu chuyện giảm tốc độ lưu thông của ô tô qua cầu Thanh Trì để cải thiện tình trạng ùn tắc, một số chuyên gia cho rằng, đây chỉ là “giải pháp tình thế”. Vấn đề lớn nhất hiện nay là lượng phương tiện lưu thông đã vượt xa khả năng khai thác của cầu Thanh Trì.

Vì vậy trong thời gian tới cần phải có những giải pháp đồng bộ, trước mắt cần tổ chức giao thông qua cầu Thanh Trì một cách hợp lý, kiểm soát phương tiện ngay tại các đường dẫn lên xuống, hạn chế phương tiện tải trọng lớn lưu thông,...nhằm nâng cao năng lực khai thác của cầu Thanh Trì.

Về lâu dài hệ thống vận tải công cộng cần được cải thiện, các dự án đường sắt đô thị cần sớm được đưa vào khai thác, khớp nối với hệ thống xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, từ đó giảm lượng xe cá nhân lưu thông trên đường.

Hoàng Lan

Tin khác

Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

(CLO) Chiều 28/4, cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có tổng vốn đầu tư hơn 11.150 tỷ đồng nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chính thức thông xe, đưa vào khai thác khoảng 30km.

Giao thông
Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành cho biết, dự án xây dựng sân bay Long Thành vẫn duy trì thi công xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5 với gần 5.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng hàng ngàn trang thiết bị, máy móc.

Giao thông
Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ sẽ được thông xe tạm thời một đoạn

Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ sẽ được thông xe tạm thời một đoạn

(CLO) Dự án hạ cốt mở rộng đường Âu Cơ trên địa bàn quận Tây Hồ sẽ được thông xe tạm thời tại vị trí có đông phương tiện lưu thông nhất là đoạn từ nút giao Xuân Diệu đến trước khách sạn Thắng Lợi.

Giao thông
Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác vật liệu thi công tại các mỏ đặc thù

Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác vật liệu thi công tại các mỏ đặc thù

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu các ban quản lý dự án trực thuộc phối hợp với địa phương tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại các mỏ đặc thù được cấp phép phục vụ thi công các dự án giao thông.

Giao thông
Hà Nội: Tập trung xử lý 5 nhóm hành vi vi phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Hà Nội: Tập trung xử lý 5 nhóm hành vi vi phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.

Giao thông