Hải Dương: Phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ nhật, 25/10/2020 09:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phát huy những nền tảng, thế mạnh sẵn có, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng để Hải Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Bài liên quan

Hoàn thành nhiều chỉ tiêu đề ra

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI được triển khai thực hiện trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen, song thuận lợi vẫn là cơ bản. Trong nước, tình hình chính trị ổn định, Trung ương chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp lớn về công tác xây dựng Đảng, cải cách hành chính, thiết lập trật tự, kỷ cương; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia... đã tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.

Phát huy tiềm năng, lợi thế, với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo năng động, sáng tạo, quyết liệt và sự nỗ lực, cố gắng, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã tích cực, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Vải thiều Thanh Hà - sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của Hải Dương (ảnh st)

Vải thiều Thanh Hà - sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của Hải Dương (ảnh st)

Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa. Thu ngân sách và thu hút đầu tư đạt kết quả khá cao, từ năm 2017, tỉnh tự cân đối ngân sách và có một phần điều tiết về ngân sách Trung ương. Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông thiết yếu và liên tỉnh. Xây dựng và phát triển đô thị, nông thôn mới đạt kết quả nổi bật. Văn hóa - xã hội phát triển toàn diện, thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt nhiều tiến bộ mới; Đời sống, việc làm và thu nhập của nhân dân ngày càng được cải thiện. Hội nhập và hợp tác kinh tế đạt được những kết quả tích cực.

Cụ thể, kinh tế tăng trưởng khá, chú trọng cơ cấu lại các ngành kinh tế, bước đầu đạt kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (giá 2010) tăng bình quân 8,1%/năm (mục tiêu từ 8 - 8,5%), cao hơn giai đoạn 2010 - 2015 (7,7%) và cao hơn mức bình quân chung của cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 69,8 triệu đồng, tương đương khoảng 3.020 USD (đứng thứ 19 trong toàn quốc). Quy mô kinh tế gấp 1,6 lần so với năm 2015 (đứng thứ 11 trong toàn quốc); tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế tăng từ 35,2% (giai đoạn 2011-2015) lên 47,1% (giai đoạn 2016-2020). Trong đó, giá trị tăng thêm khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 2,3%/năm, Công nghiệp -Xây dựng tăng 10,6%/năm, Dịch vụ tăng 6,0%/năm.

Tập trung thực hiện cơ cấu lại kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và dịch vụ; năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chiếm 90,3% GRDP (đầu nhiệm kỳ chiếm 78%). Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư, nguồn vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước tăng từ 80,6% (năm 2015) lên 89,4% (năm 2020), đặc biệt từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh (từ 18,7% lên 29,4%) trong tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng ổn định, chuyển mạnh sang mô hình tập trung; hoàn thành vượt mức mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung chỉ đạo thực hiện, các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng; bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở xã được đầu tư xây dựng, nâng cấp khá đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất; thu nhập và đời sống của người dân khu vực nông thôn được nâng lên. Đã có 7/12 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới, 5/12 đơn vị cấp huyện đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định; 163/178 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 15/178 xã đang hoàn thiện thủ tục để đề nghị công nhận đạt chuẩn.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI cũng xác định, đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Qua đó, ưa tiên nguồn lực và phối hợp với các tỉnh bạn đầu tư các công trình giao thông nhằm kết nối liên tỉnh như Dự án Cầu Triều và đường dẫn nối QL18 (thị xã Đông Triều) với đường tỉnh 398B (thị xã Kinh Môn); Dự án xây dựng Cầu Dinh kết nối QL17B, đường tỉnh 389 (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) với đường tỉnh 352 (huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng); Dự án xây dựng Cầu Quang Thanh kết nối đường tỉnh 390 (huyệnThanh Hà, tỉnh Hải Dương) với đường tỉnh 360 (huyện An Lão, thành phố Hải Phòng); Dự án kết nối đường trục trung tâm đô thị Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đến QL38.

Hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn như: đường giao thông, công trình cấp nước sạch... được cải thiện rõ nét. Hạ tầng kỹ thuật ở các đô thị, nhất là thành phố Hải Dương, Chí Linh và thị xã Kinh Môn được đầu tư nâng cấp, tạo được nét khởi sắc mới. Hạ tầng kỹ thuật của các khu công nghiệp cơ bản được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư. Các công trình, dự án trọng điểm được tập trung đầu tư tạo động lực mới cho phát triển, như: Đường trục Bắc - Nam tỉnh Hải Dương: Đã hoàn thành giai đoạn 1; Khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương[1]: Hiện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hạng mục Trung tâm văn hóa xứ Đông và Quảng trường'; Dự án phát triển khu du lịch, dịch vụ sinh thái và nghỉ dưỡng quy mô 300 ha tại khu vực di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu văn hóa - thể thao tỉnh Hải Dương và Trung tâm huấn luyện bóng bàn đã được phê duyệt danh mục đầu tư, đang thu hút, lựa chọn nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ đã đầu tư hoàn thành một số công trình giao thông quan trọng như: đường 62m kéo dài đến nút giao Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường dẫn phía Bắc Cầu Hàn… Công tác quản lý, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn được tăng cường. Hệ thống hạ tầng thiết yếu[2] được quan tâm đầu tư thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xác định khâu đột phát để sớm trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ tỉnh Hải Dương sẽ đặt một dấu mốc mới cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hải Dương, được tổ chức với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, xác định 3 khâu đột phá để phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng để Hải Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thứ nhất, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh, đồng thời chú trọng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghệ số khởi nghiệp, sáng tạo.

Hải Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Hải Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ hai, huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, hạ tầng số, đô thị thông minh và nông thôn mới kiểu mẫu.

Thứ 3, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; nêu cao vai trò gương mẫu, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Qua đó, Đại hội cũng đề ra 19 chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và định hướng 2030, đó là: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 9% trở lên; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 115 triệu đồng (tương đương 4.800 USD), năm 2030 đạt 200 triệu đồng (tương đương 7.700 USD).

Thu nhập thực tế bình quân đầu người/năm đến năm 2025 đạt 85 triệu đồng, đến năm 2030 đạt 140 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 8,0%, công nghiệp -  xây dựng 61,5%, dịch vụ 30,5%; đến năm 2030 là: 6,0% - 63,8% - 30,2%. Cơ cấu lao động tương ứng trong từng lĩnh vực đến năm 2025: 19% - 50,5% - 30,5%; năm 2030: 14,5% - 53,0% - 32,5%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ năm 2025 đạt 33% (đến năm 2030 đạt 43%); tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội phấn đấu đạt 55% (đến năm 2030 phấn đấu đạt 65%), tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số đến năm 2025 đạt 95% (đến năm 2030 đạt trên 99%)....

Với truyền thống văn hiến, cách mạng và anh hùng, kỳ vọng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương tiếp tục tăng cường đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đề ra; xây dựng tỉnh Hải Dương ngày càng giàu mạnh, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững; nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Thành Vinh

Tin khác

Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh

Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1354/UBND-KGVX về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao 4 địa phương sớm thí điểm mô hình mẫu về bộ phận một cửa

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao 4 địa phương sớm thí điểm mô hình mẫu về bộ phận một cửa

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị 4 địa phương: Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh và Bình Dương sớm hoàn thiện tài liệu mô hình mẫu về bộ phận một cửa, tổ chức triển khai thí điểm trong năm 2024 với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.

Tin tức
Đắk Lắk: Gia hạn thời gian thanh tra Công ty CP cà phê Thắng Lợi

Đắk Lắk: Gia hạn thời gian thanh tra Công ty CP cà phê Thắng Lợi

CLO) Ngày 8/5, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã gia hạn thanh tra thêm 30 ngày tại Công ty Cổ phần cà phê Thắng Lợi (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) vì có nhiều nội dung cần phải xác minh làm rõ.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh chuyển đổi số để hỗ trợ giám sát ngân hàng, phòng chống rửa tiền

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh chuyển đổi số để hỗ trợ giám sát ngân hàng, phòng chống rửa tiền

(CLO) Dự và phát biểu tại Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ "5 đẩy mạnh" trong chuyển đổi số ngành ngân hàng, trong đó có đẩy mạnh chuyển đổi số trong hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, nhằm tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, rửa tiền.

Tin tức
Bộ Công an đề xuất phạt đến 500 triệu đồng đối với hành vi để lộ thông tin cá nhân

Bộ Công an đề xuất phạt đến 500 triệu đồng đối với hành vi để lộ thông tin cá nhân

(CLO) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Tin tức