Kon Tum:

Hai học sinh lớp 9 sáng tạo nhà thông minh cho người khuyết tật điều khiển bằng giọng nói

Thứ ba, 27/12/2022 13:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để có thể trợ giúp những người khuyết tật bớt khó khăn hơn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, em Võ Văn Đức và Đỗ Hoàng Minh Uyên (học sinh lớp 9I, Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc, TP Kon Tum, Kon Tum) đã cùng nhau thiết kế thành công nhà thông minh điều khiển bằng giọng nói dành cho người khuyết tật.

Chứng kiến những người khuyết tật phải trải qua cuộc sống sinh hoạt đầy rẫy khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên ngay từ nhỏ Đức và Uyên đã nuôi suy nghĩ sẽ phát triển một dự án hoặc thiết bị giá rẻ để có thể trợ giúp những người khuyết tật kém may mắn. Để hiện thực hóa suy nghĩ trên, 2 bạn trẻ đã bắt tay cùng nhau thực hiện dự án mang tên “Nhà thông minh dành cho người khuyết tật”.

Trò chuyện với PV, em Võ Văn Đức chia sẻ: “Những người khuyết tật vận động, di chuyển rất khó khăn, vì vậy chúng em nghĩ đến việc thiết kế nhà thông minh điều khiển bằng giọng nói để hỗ trợ họ trong sinh hoạt hằng ngày. Khi đó họ có thể sử dụng giọng nói để điều khiển các thiết bị dù không ở gần. Trong dự án trên chúng em còn thiết kế thêm bộ điều khiển bằng giọng nói dành cho các thiết bị trong nhà như quạt, rèm, điện... và bộ cảm biến vân tay dành cho cửa ra vào. Ưu điểm ở bộ điều khiển này là rất nhỏ gọn, dễ lắp đặt, dễ sử dụng để bật tắt các thiết bị điện khi cần thiết”.

hai hoc sinh lop 9 sang tao nha thong minh cho nguoi khuyet tat dieu khien bang giong noi hinh 1

Đức và Uyên đã mất 3 tháng để thực hiện dự án mang tên “Nhà thông minh dành cho người khuyết tật”

Sau 3 tháng tìm hiểu, nghiên cứu thông qua sách báo, mạng Internet cùng sự chỉ dẫn của giáo viên, dự án “Nhà thông minh dành cho người khuyết tật” của Uyên và Đức chính thức hoàn thiện.

Dự án hoạt động theo cách thức sử dụng điện thoại kết nối Bluetooth và phần mềm có tên “Arduino bluetooth controller”. Với phần mềm giọng nói, để điều khiển thiết bị phải kết nối với mạch bằng dây dẫn. Sau đó gắn micro đi kèm vào mạch, ghi âm giọng nói trước để chương trình có thể nhận diện. Thiết bị được điều khiển sau khi nhận lệnh bằng giọng nói sẽ hoạt động theo yêu cầu.

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án “Nhà thông minh dành cho người khuyết tật”, Uyên cho biết: “Qúa trình hoàn thiện dự án, chúng em gặp rất nhiều khó khăn, điển hình là việc tìm nguyên vật liệu, bởi sản phẩm này được thiết kế thành một mô hình căn nhà thu nhỏ phải cần đến 14 bộ phận. Ban đầu, nhóm chỉ sử dụng nhựa Alu để làm căn nhà thu nhỏ, thế nhưng vật liệu này không chắc chắn, dễ hư hỏng nên phải thay đổi chuyển sang nhựa Mica”.

hai hoc sinh lop 9 sang tao nha thong minh cho nguoi khuyet tat dieu khien bang giong noi hinh 2

Dự án “Nhà thông minh dành cho người khuyết tật” của Đức và Uyên đã xuất sắc đoạt giải Nhất trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh THCS năm học 2022 - 2023

Tiếp lời bạn đồng hành, Đức cho hay: “Không chỉ gặp khó khăn về nguyên vật liệu, việc chạy chương trình cũng liên tiếp gặp phải sự cố và lỗi kỹ thuật. Công đoạn khó nhất là dựng mã code để chạy chương trình, bởi kiến thức của chúng em còn hạn chế nên phải mất nhiều thời gian tìm hiểu, học hỏi. Chúng em phải mất tận 6 lần sửa chữa và thay đổi, dự án mới dần hoạt thiện và hoạt động trơn tru. Nếu hệ thống này được áp dụng vào thực tiễn và sử dụng rộng rãi, em tin rằng đời sống sinh hoạt của những người khuyết tật sẽ bớt một phần khó khăn”.

Với những nỗ lực của Đức và Uyên, Dự án “Nhà thông minh dành cho người khuyết tật” mới đây xuất sắc đạt giải Nhất trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh THCS năm học 2022-2023. Thời gian tới, 2 bạn trẻ sẽ tiếp tục đưa dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - Nhi đồng năm học 2022-2023.

Cô Ninh Thị Hằng - Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc nhận xét: “Đức và Uyên là giỏi toàn diện của trường. Ngoài ra, hai em còn đam mê các sáng chế khoa học kỹ thuật. Vì vậy, ngay từ đầu nhà trường đã định hướng cho các em tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. Tuy lần đầu tiên hai em thực hiện dự án và tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật nhưng hai em đã rất cố gắng, nỗ lực và xuất sắc đạt được giải thưởng cao nhất”.

Trần Hiền

Bình Luận

Tin khác

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

(CLO) Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, sinh viên ra trường phải đủ điều kiện thực tập trong thời gian một năm sau đó được đánh giá hoàn thành mới được cơ quan tuyển dụng.

Giáo dục
Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

(CLO) Hiện nay, dự thảo Luật Nhà giáo đã đưa vào quy định lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, nếu được thông qua đây được xem một bước đột phá trong chính sách giáo dục.

Giáo dục
Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

(CLO) Chiều ngày 17/5, UBND quận Lê Chân (Hải Phòng) đã phát đi văn bản yêu cầu Hiệu trưởng trường mần non An Dương tạm thời phân công nhiệm vụ khác đối với 3 giáo viên phụ trách lớp có cháu bé 5 tuổi bị bầm tím ở lưng.

Giáo dục
Ngành Giáo dục đề xuất được quyền tuyển dụng giáo viên

Ngành Giáo dục đề xuất được quyền tuyển dụng giáo viên

(CLO) Theo dự thảo của Luật Nhà giáo, việc tuyển dụng giáo viên nếu tới đây luật được thông qua sẽ do các đơn vị trực thuộc ngành giáo dục quyết định.

Giáo dục
Vừa thành lập, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa được TP HCM giao chỉ tiêu tuyển sinh bao nhiêu?

Vừa thành lập, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa được TP HCM giao chỉ tiêu tuyển sinh bao nhiêu?

(CLO) Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa tuyển 555 học sinh lớp 6 và lớp 10 từ năm học 2024-2025. Đây là trường được thành lập trên cơ sở tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.

Giáo dục