Hải Phòng kiến nghị lựa chọn doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, phục vụ sản xuất

Thứ sáu, 25/01/2019 16:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay (25/1), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm việc tại TP. Hải Phòng, tìm hiểu tình hình đầu tư nước ngoài để xây dựng Đề án định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đến năm 2030, trình Bộ Chính trị.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm việc tại Hải Phòng. Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm việc tại Hải Phòng. Ảnh: VGP

Đến nay, Hải Phòng đã thu hút 18 tỷ USD đầu tư nước ngoài, đóng góp tới 35% tổng đầu tư toàn xã hội, hơn 50% thu ngân sách của Thành phố trong khối doanh nghiệp. Trong khi đó, tính bình quân cả nước FDI đóng góp 13,6% thu ngân sách, 20% GDP nhưng chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu hàng hoá của cả nước. Hải Phòng nổi lên như một điển hình về thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để hoàn thiện Đề án, Phó Thủ tướng đặt vấn đề với Hải Phòng: “Có ý kiến cho rằng chính sách ưu đãi quá mức với đầu tư FDI, còn ưu đãi với doanh nghiệp trong nước chưa tương xứng, có sự lệch pha trong phát triển giữa FDI và doanh nghiệp trong nước, gây rủi ro còn 2 nền kinh tế trong một quốc gia, không kết nối được với nhau. Bây giờ xử lý việc này như thế nào trên tinh thần cả 2 khối cùng mạnh lên chứ không phải kéo khối này xuống để nâng khối kia lên?”

Về vấn đề sử dụng công nghệ, Phó Thủ tướng cũng đặt ra cho Hải Phòng đánh giá rõ hơn về thực trạng FDI sử dụng công nghệ ở mức trung bình, sử dụng nhiều diện tích đất, chuyển giao công nghệ “hạn chế” với doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra là chính sách thu hút FDI trong thời gian tới như thế nào và cơ chế để FDI kết nối, chuyển giao công nghệ và quản trị đối với doanh nghiệp trong nước?

Hải Phòng kiến nghị chọn lọc thu hút FDI có công nghệ cao, phục vụ cho sản xuất . Ảnh: internet

Hải Phòng kiến nghị chọn lọc thu hút FDI có công nghệ cao, phục vụ cho sản xuất . Ảnh: internet

Đại diện Cục Thuế TP. Hải Phòng cho biết Thành phố có 521 doanh nghiệp FDI với 582 dự án hoạt động. Trong đó có 158 doanh nghiệp FDI hoạt động trong Khu Kinh tế Cát Hải có mức ưu đãi cao nhất của địa phương. Còn lại nằm ở các khu, cụm công nghiệp khác được hưởng ưu đãi thấp hơn. Nằm ngoài các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì có 246 doanh nghiệp FDI.

Ông Nguyễn Bách Phái - Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cùng lãnh đạo UBND Thành phố cho rằng mục tiêu thu hút FDI là cần thiết, vừa thu hút doanh nghiệp có công nghệ cao, vừa thu hút doanh nghiệp FDI sử dụng nhiều lao động tại các vùng kém phát triển. Muốn vậy, cần nới rộng khoảng cách mức lương tối thiểu giữa các vùng (hiện nay khoảng cách này chỉ cách nhau 1,2 triệu đồng); chọn lọc thu hút FDI có công nghệ cao, phục vụ cho sản xuất và quy định chỉ tiêu việc làm cho lao động chất lượng cao của Việt Nam.

Ngoài ra, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Văn Thành bày tỏ việc phát triển các Khu kinh tế, Khu công nghiệp ở Hải Phòng gắn liền với phát triển đô thị cũng được thực hiện hiệu quả ở các khu công nghiệp lớn, như VSIP, nhưng ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì chưa làm được do thiếu vốn. Quan điểm thu hút đầu tư FDI của Hải Phòng hướng tới cả đầu tư mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, bảo vệ môi trường và người lao động; thu hút có chọn lọc đầu tư FDI, gắn với bảo đảm thị trường quốc tế và thị trường, sản phẩm hàng hoá của Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các kiến nghị, ý kiến của Hải Phòng và các doanh nghiệp. Đánh giá cao quan điểm, mục tiêu thu hút FDI của Hải Phòng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng cần có chính sách thu hút FDI gắn với chính sách phát triển khu công nghiệp, ưu tiên kết nối các ngành công nghiệp động lực của Việt Nam để thay thế hàng nhập khẩu.

PV

Tin khác

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

(CLO) Ngày 29/4, Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất năm 2024.

Tin tức
Chiến tranh đã kết thúc như thế…

Chiến tranh đã kết thúc như thế…

(NB&CL) 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Thời khắc ấy báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, cũng là thời khắc báo hiệu chiến tranh đã kết thúc. Thời khắc đáng nhớ ấy, nhiều năm sau, vẫn như đọng nguyên trong ký ức của nhiều ký giả quốc tế - những con người đã có cơ may hiếm có được ghi nhận, chứng kiến những biến động một đi không trở lại của lịch sử.

Tin tức
Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 29/4, đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội.

Tin tức
Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Moriyama Masahito đang có chuyến thăm Việt Nam.

Tin tức
Tiến về Sài Gòn

Tiến về Sài Gòn

(NB&CL) Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta nổ súng bắt đầu tiến công lớn vào Sài Gòn, mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Từ 26 đến 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, tiếp cận Sài Gòn. 5 giờ sáng ngày 29/4/1975, các cánh quân của ta cùng đánh vào các căn cứ phòng ngự của địch để tiến vào nội thành Sài Gòn.

Tin tức