Hàng loạt giải pháp hỗ trợ vải thiều Bắc Giang vượt qua tâm đại dịch

Thứ ba, 25/05/2021 14:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Công Thương, nông sản Bắc Giang, nhất là sản phẩm vải thiều Lục Ngạn không nên quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu truyền thống. Thay vào đó, vải thiều cần tập trung tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa.

Đợt bùng phát dịch bệnh lần này trùng với thời điểm thu hoạch vải thiều tại Bắc Giang. Do đó, nhiều ý kiến lo ngại, một lần nữa cả nước sẽ phải cùng nhau trải qua một đợt “giải cứu vải thiều”.

Tuy nhiên, trong Hội nghị trực tuyến giữa Bộ Công Thương và lãnh đạo tỉnh Bắc Giang sáng 25/5, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định cam kết đồng hành cùng Bắc Giang vượt qua giai đoạn khó khăn.

Bộ Công Thương khuyến nghị vải thiều Bắc Giang nên tập trung nội địa

Theo báo cáo nhanh của tỉnh Bắc Giang, năm 2021, diện tích vải thiều toàn tỉnh là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn, tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020.

Bộ Công Thương khuyến nghị vải thiều Bắc Giang nên tập trung vào thị trường nội địa.

Bộ Công Thương khuyến nghị vải thiều Bắc Giang nên tập trung vào thị trường nội địa.

Trong đó, vải chín sớm 6.050ha, sản lượng ước 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích 22.050ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải dự kiến: Vải chín sớm sẽ tập trung thu hoạch rộ 20/5-10/6/2021; vải chính vụ sẽ thu hoạch rộ từ 10/6-20/7/2021.

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: Vải thiều Bắc Giang có chất lượng vượt trội, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, được trồng trọt, chăm sóc ở “Vùng vải an toàn dịch bệnh”, không bị tác động COVID-19; thị trường trong và ngoài nước có thể yên tâm tin dùng.

Dù được trồng trong vùng vải an toàn dịch bệnh, song việc lưu thông tiêu thụ vải thiều còn gặp khó khăn. Do đó, ông Dương mong muốn các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho nông sản Bắc Giang nói chung, và vải thiều nói riêng được lưu thông tiêu thụ khi đảm bảo các điều kiện về an toàn dịch bệnh. 

Nhận định về các khó khăn của ngành nông nghiệp Bắc Giang trước những khó khăn của dịch bệnh, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, hai bên đã có sự phối hợp chặt chẽ và đã chủ động lên kịch bản sát thực tế các tình huống có thể xảy ra. 

Về vấn đề lưu thông hàng hóa từ vùng dịch, ông Hải cho biết, hiện đã có quy định chi tiết về quy trình thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản của các vùng có dịch. Các địa phương, trong đó có Bắc Giang nên tuân thủ đúng quy định này.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý, Bắc Giang không nên quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu truyền thống, cần tập trung tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý, Bắc Giang không nên quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu truyền thống, cần tập trung tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý, Bắc Giang không nên quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu truyền thống, cần tập trung tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa. Điều này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ trong năm nay mà còn trong thời gian tới.

Trong khi đó, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, hay Hải Dương, hỗ trợ bà con nông dân, đã, đang và sẽ luôn luôn là ưu tiên số một của Bộ Công Thương.

Theo đó, Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với địa phương, trên tất cả các kênh để bảo đảm tiêu thụ hết sản phẩm cho người nông dân. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt chú ý xây dựng quy trình xuất khẩu theo đường chính ngạch. 

Thu mua vải thiều qua online

Một trong những bạn hàng truyền thống của vải thiều Bắc Giang là những đội thương lái từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, các thương nhân Trung Quốc không thể nhập cảnh vào vùng vải để thu mua.

Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Trước tình hình này, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện hình thức thu mua, tiêu thụ online và sẽ nhận hàng tại các cửa khẩu.

Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với các Vụ thị trường nước ngoài đề xuất phương hướng hỗ trợ duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống, xử lý vướng mắc trong quá trình thông quan hàng hóa tại biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu thông hàng hóa, nhất là thị trường Trung Quốc.

Các Vụ thị trường nước ngoài cũng phải khẩn trương huy động tối đa nguồn lực và sự vào cuộc của các Thương vụ nhằm hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của các địa phương trên cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng, đặc biệt quả vải thiều niên vụ 2021. Ngoài các thị trường truyền thống, các Vụ thị trường nước ngoài cần mở rộng thêm các thị trường khác như thị trường có các loại nông sản ôn đới.

Bộ trưởng yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ địa phương quảng bá, xúc tiến tiêu thụ quả vải thiều qua trên môi trường số, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử, các phiên giao thương trực tuyến với các thị trường xuất khẩu tiềm năng.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng Cục Quản lý Thị trường (QLTT) tăng cường công tác kiểm tra, tránh tình trạng găm hàng nâng giá và buôn lậu. Đặc biệt, phải có chỉ đạo bằng văn bản đề nghị các địa phương tăng cường nhân lực giúp các địa phương lưu thông hàng hóa. 

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh khẩn trương xây dựng ngay các kịch bản và cũng đề xuất số lượng cụ thể, danh mục hàng hóa cụ thể, dịch vụ cần thiết, dự báo tình huống xấu hơn thì cần những dịch vụ hàng hóa gì là bao nhiêu. Từ đó, Bộ sẽ có căn cứ để cân đối và kết nối với các địa phương và các doanh nghiệp hỗ trợ kịp thời. 

“Bộ Công Thương cam kết sẽ làm hết sức trong chức năng nhiệm vụ của mình để giúp kết nối cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Bắc Giang trong mọi hoàn cảnh”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Báo Công luận

Việt Vũ

Tin khác

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp