Hàng loạt khách sạn trăm tỷ được rao bán vì ế khách do đại dịch

Thứ tư, 27/01/2021 10:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát giúp các hoạt động du lịch nội địa sôi động trở lại. Tuy nhiên, làn sóng rao bán khách sạn tại Hà Nội, TP.HCM và các địa phương có thế mạnh du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục tiếp diễn.

Hàng loạt khách sạn trăm tỷ vẫn phải “bán mình” vì đại dịch

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến ngành khách sạn phải điêu đứng vì không có khách quốc tế tới nhận phòng.

Cho tới nay, khi đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát khắp cả nước, du lịch nội địa cũng bắt đầu vào giai đoạn cao điểm. Thế nhưng, làn sóng rao bán khách sạn vẫn tiếp tục tiếp diễn ở nhiều địa phương.

Nhiều khách sạn tại phố cổ Hà Nội đã đóng cửa.

Nhiều khách sạn tại phố cổ Hà Nội đã đóng cửa.

Khảo sát tại một số sàn giao dịch bất động sản trực tuyến cho thấy, làn sóng rao bán khách sạn tại các địa phương có thế mạnh về du lịch, như Hà Nội, TP.HCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng hay Nha Trang vẫn đang tiếp diễn.

Tại Hà Nội, khu vực quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ là nơi có nhiều khách sạn rao bán nhất. Cụ thể, tại đường Xuân Diệu (Tây Hồ), một khách sạn 3 sao, có diện tích mặt sàn là 240 m2, 10 tầng và có 40 phòng đang rao bán với giá 70 tỷ đồng.

Nhiều thông tin rao bán khách sạn tại Hà Nội.

Nhiều thông tin rao bán khách sạn tại Hà Nội.

Đặc biệt, trên phố Hàng Gai (Hoàn Kiếm), một khách sạn 3 sao khác, có tổng diện tích sàn là 372 m2, 11 tầng và có 72 phòng đang được bán với giá 290 tỷ đồng.

Tương tự, tại TP.HCM, khu vực quận 1 là nơi có nhiều khách sạn phải “bán mình” nhất. Đơn cử, như trên đường Phạm Ngũ Lão, một khách sạn 3 sao, có diện tích sàn là 288 m2 đang được rao bán với giá 310 tỷ đồng.

Cách đó không xa, trên đường Nguyễn Thái Bình, một khách sạn khác cũng chịu chung số phận, với giá rao bán là 278 tỷ đồng.

Trong khi đó, tại Đà Nẵng, hầu hết các khách sạn rao bán đều nằm dọc bờ biển thuộc quận Sơn Trà. Tuy nhiên, hầu hết các khách sạn này đều có quy mô nhỏ, khách sạn mini, giá rao bán dao động từ 10 tỷ - 20 tỷ đồng.

Tại Nha Trang, đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh khách sạn phải chịu cảnh thua lỗ nặng. Không thiếu chủ doanh nghiệp phải cắn răng, cắt lỗ bán gấp khách sạn để thu hồi vốn.

Công suất của ngành khách sạn Hà Nội chạm “đáy” 15 năm

Công suất của ngành khách sạn Hà Nội chạm “đáy” 15 năm

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, anh T., đại diện cho khách sạn M. trên đường Trần Phú, phường Thọ Lộc (Nha Trang) cho biết: “Khách sạn chúng tôi mới kinh doanh được 3 năm đã phải đóng cửa. Nếu so với tổng số vốn ban đầu bỏ ra với giá rao bán như hiện nay, doanh nghiệp chúng tôi chấp nhận gánh khoản lỗ khoảng 5 - 8 tỷ đồng”.

Được biết, khách sạn này có diện tích sàn là 170 m2, có gần 100 phòng, giá rao bán là 170 tỷ đồng.

Mới đây, trong báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản Hà Nội trong năm 2020, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn Savills Hà Nội cho biết: "Đại dịch Covid-19 đã khiến toàn ngành khách sạn rơi vào tình trạng khủng hoảng. Riêng tại Hà Nội, công suất khách sạn đã chạm “đáy” 15 năm, và giá thuê phòng cũng thấp nhất trong vòng 5 năm qua".

Trích dẫn số liệu từ Savills, bà Hằng cho biết: Hiện tại, Hà Nội vẫn còn 3 khách sạn với khoảng 200 phòng vẫn đang phải tạm đóng cửa do dịch bệnh và đang sửa chữa.

Bên cạnh đó, 10 khách sạn 3-5 sao đang trở thành cơ sở cách ly gồm ba khách sạn 5 sao, năm khách sạn 4 sao và hai khách sạn 3 sao.

Nhìn nhận về triển vọng hồi phục của ngành khách sạn, bà Hằng cho biết, nhờ công tác phòng chống dịch tốt và có sự chuyển hướng khai thác khách trong nước nên công suất phòng những tháng cuối năm có sự phát triển.

Cụ thể, công suất thị trường quý 4/2020 đạt 33%, tăng 12 điểm % theo quý nhưng giảm -42 điểm % theo năm, giá thuê phòng trung bình đạt 70 USD/phòng/đêm, giảm -5% theo quý và -39% theo năm.

Công suất trung bình cả năm 2020 giảm -44 điểm % theo năm trong khi giá thuê trung bình giảm -29% theo năm.

Phân khúc khách sạn 5 sao vẫn dẫn đầu thị trường về doanh thu buồng phòng trung bình với 35 USD/phòng/đêm, phân khúc 4 sao đạt 15 USD/phòng/đêm trong khi phân khúc 3 sao chỉ đạt 9 USD/phòng/đêm.

Trong khi đó, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội có cái nhìn tương đối tích cực về ngành khách sạn trong năm 2021.

“Nói 2020 là một năm khó khăn đối với ngành du lịch khi dịch COVID-19 khiến nhiều khách sạn phải đóng cửa. Tới cuối năm 2020, ngành du lịch đã có những dấu hiệu tích cực. Dù vậy, khách du lịch nội địa vẫn sẽ là yếu tố chính thúc đẩy sự phục hồi trong năm 2021”, Matthew Powell cho biết.

Lâm Tú 

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm