Hàng trăm hộ dân “khát” bên cạnh nhà máy nước 12 tỷ “đắp chiếu” ở Hà Tĩnh

Thứ năm, 03/08/2023 09:47 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Một nhà máy cung cấp nước sạch được đầu tư hơn 12,5 tỷ đồng để phục vụ cho 600 hộ dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Tuy nhiên, được đưa vào sử dụng năm 2021 nhưng vài tháng trở lại đây, nhà máy nước phải dừng hoạt động vì không có nguồn nước để vận hành, khiến người dân chịu... khát.

Sự kiện: tỉnh Hà Tĩnh

Vừa qua, Báo Nhà báo & Công luận nhận được phản ánh của người dân xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh về việc khoảng hai tháng nay, hàng trăm hộ dân sử dụng nguồn nước sạch từ nhà máy nước xã Đỉnh Bàn lâm vào tình cảnh sinh hoạt khó khăn vì mở vòi nhưng không có giọt nước nào. Nguyên nhân là do nhà máy cấp nước dừng hoạt động.

Gia đình bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Đỉnh Bàn cho biết: “Gia đình tôi sống cách nhà máy nước rất gần. Vài tháng nay, kể từ khi nhà máy ngừng hoạt động, nhà bà Hoa phải sử dụng nước mưa, nước nhiễm phèn để sinh hoạt, lo ngại ảnh hưởng đến sức khoẻ về sau. Tôi ở một mình, con cháu đi làm ăn xa, không có điều kiện đào giếng khoan nên khi nhà máy nước sạch ngừng hoạt động tôi phải dung bể xi măng hứng nước mưa để sử dụng”.

hang tram ho dan khat ben canh nha may nuoc 12 ty dap chieu o ha tinh hinh 1

Nhà máy cung cấp nước sạch được đầu tư hơn 12,5 tỷ đồng nhưng vài tháng trở lại đây phải dừng hoạt động vì không có nguồn nước để vận hành.

Đặc thù nguồn nước của thôn bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng, đặc biệt vào mùa hè thiếu nước nghiêm trọng nên khi nhà máy đi vào hoạt động, người dân địa phương vui mừng vì thoát cảnh “khát” nước sạch. Nhưng chỉ sử dụng được khoảng thời gian ngắn, nhà máy phải đóng cửa ngừng hoạt động vài tháng trở lại nay”, ông Hải chỉ tay vào những hạng mục công trình của nhà máy nước nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, công trình nâng cấp hệ thống cấp nước sạch (nhà máy nước) xã Đỉnh Bàn được xây dựng trên núi Nam Giới thuộc thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn, với tổng mức đầu tư hơn 12,5 tỷ đồng, do xã UBND Đỉnh Bàn làm chủ đầu tư; nguồn kinh phí từ ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà và một phần do người dân xã Đỉnh Bàn đóng góp. Theo thiết kế, nguồn nước cung cấp cho nhà máy được lấy từ dòng khe Hao trên núi Nam Giới.

Nhà máy nước xã Đỉnh Bàn được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2022 với chức năng cung cấp nước sạch cho khoảng 600 hộ dân tại các thôn Tân Phong, Thanh Long, Bình Sơn và Vĩnh Sơn.

Thời gian đầu, nhà máy hoạt động ổn định, đưa nguồn nước sạch về phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân. Tuy nhiên, sau vài tháng thì công trình vận hành ngắt quãng, đến tháng 6/2023 thì dừng hẳn việc cấp nước.

Ông Phạm Công Tùng - Chủ tịch UBND xã Đỉnh Bàn cho biết, việc nhà máy dừng cấp nước là do thiếu nguồn nước đầu vào. Theo thiết kế thì nhà máy lấy nước nguồn từ khe Hao, nhưng do mùa hè này nắng nóng nên khe bị khô, không có nước dẫn về cấp cho nhà máy.

Do nguồn nước đầu vào phụ thuộc hoàn toàn vào dòng nước trên khe Hao, nên khi thời tiết nắng nóng, khô hạn như hiện nay khiến khe bị khô, công trình cấp nước phải ngừng hoạt động, đây là tình thế bất khả kháng”, ông Tùng nói.

Trước tình trạng nhà máy cấp nước dừng hoạt động, hàng trăm hộ dân tại xã Đỉnh Bàn phải tự tìm nguồn nước sạch để thay thế, phục vụ nhu cầu nước ăn uống hằng ngày.

Chị Trần Thị Hương (thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn) cho biết, từ khi nhà máy nước của xã đi vào hoạt động, gia đình chị sử dụng nguồn nước này để ăn uống và sinh hoạt. Nhưng khoảng hơn hai tháng nay, nước từ nhà máy không chảy nữa, mở vòi cả ngày cũng không có giọt nước nào.

“Nhà tôi phải đi mua nước đóng bình từ một cơ sở kinh doanh nước sạch ở trong xã để sử dụng ăn uống. Mỗi ngày gia đình tôi sử dụng khoảng 2 - 3 bình 20 lít, mỗi bình như thế phải mua với giá 5 nghìn đồng. Còn tắm giặt thì dùng nước giếng khoan nhưng nguồn nước này cũng bị nhiễm phèn”, chị Thế nói.

Tương tự, gia đình anh Hoàng Văn Nam cũng phải đi mua từng can nước để chở về sử dụng hằng ngày. Bên cạnh đó, gia đình anh bơm nước từ giếng khoan lên cho chảy qua bể lọc bằng cát để sử dụng tắm rửa, giặt giũ. Tuy nhiên, dù được lọc qua cát nhưng nước này vẫn có màu vàng vì nhiễm phèn.

hang tram ho dan khat ben canh nha may nuoc 12 ty dap chieu o ha tinh hinh 2

Hàng trăm hộ dân khát nước bên nhà máy hơn 12,5 tỷ “đắp chiếu”.

Nguồn nước giếng khoan bị nhiễm phèn nên dù qua bể lọc thủ công cũng không thể sử dụng để ăn uống được, nên chúng tôi phải mua từng can nước 20 lít về để nấu ăn và uống. Còn nước giếng khoan thì dùng để tắm rửa nhưng cũng không yên tâm vì nhiễm phèn, quần áo giặt bằng nước này bị ố vàng hết”, anh Nam nói thêm.

Nói về giải pháp nước sạch cho người dân, ông Phạm Công Tùng - Chủ tịch UBND xã Đỉnh Bàn cho biết, trước mắt sẽ xin chủ trương của cấp trên để thực hiện khoan giếng tại vị trí có nước ngầm dồi dào, sau đó đấu nối nguồn này vào hệ thống đường ống sẵn có của nhà máy nước.

“Về phương án để vận hành lại công trình cấp nước sạch của xã thì hiện tại chúng tôi chưa tính toán được phương án nào khả thi, việc vận hành đang phải phụ thuộc vào thiên nhiên”, ông Tùng nói.

Để dự án công trình nước sạch tái khởi động trở lại, rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành và có những giải pháp cụ thể để phát huy hiệu quả của nhà máy nước này.

Trần Phong

Bình Luận

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra