Hát Kiều ở Quảng Bình là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Thứ sáu, 22/03/2024 16:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hát Kiều là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, gắn bó với đời sống tinh thần của người dân một số huyện ở Quảng Bình.

Sở Văn hóa - Thể thao Quảng Bình vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều trên địa bàn các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn.

Theo hồ sơ di sản, hát Kiều là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo gắn bó với đời sống tinh thần của người dân các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình.

hat kieu o quang binh la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 1

Các địa phương đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều. Ảnh: Báo Quảng Bình

Từ kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nhiều loại hình nghệ thuật được hình thành như ngâm Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều nhưng nghệ thuật hát Kiều thể hiện tính độc đáo và giàu sức sáng tạo hơn cả.

Hát Kiều bao gồm hát, diễn xuất và làm trò… tập trung ở các xã Quảng Minh, Quảng Thủy (TX Ba Đồn), Quảng Kim, Quảng Phương (huyện Quảng Trạch) và Châu Hóa (huyện Tuyên Hóa).

Hát Kiều xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Theo một số nghệ nhân tại các câu lạc bộ Kiều cổ, khi lớn lên họ đã thấy cha ông mình trình diễn hát Kiều mỗi khi làng có hội hay các dịp lễ quan trọng.

Không gian trình diễn hát Kiều là đình làng, tư gia, ruộng đồng... Hiện nay, không gian hát Kiều mở rộng ra tới các trường học, các câu lạc bộ, các sự kiện văn hóa quần chúng hay các chương trình giao lưu, trình diễn văn nghệ.

Ngoài các nhân vật chính trong truyện Kiều, người dân Quảng Bình đã sáng tạo thêm một số nhân vật mang tính dẫn chuyện như vai lính xa, thằng bán tơ, vai hề… cùng với đó là không gian và thời gian được dùng lối ước lệ, nhằm tạo sự chuyển biến trong "hoạt động sống" của nhân vật.

Trải qua hàng trăm năm, hát Kiều là nơi quy tụ tâm thức cộng đồng với vẻ đẹp của văn hóa tinh thần, là nơi thể hiện những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian, mang tính cố kết cộng đồng rất cao.

Giá trị lịch sử của hát Kiều thể hiện qua những màn diễn, tích trò, câu hát, làn điệu. Qua nhiều thăng trầm và biến thiên của lịch sử, những câu hát và diễn xuất Kiều vẫn có sức sống mãnh liệt trong cộng đồng.

hat kieu o quang binh la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 2

Câu lạc bộ hát Kiều xã Quảng Kim, huyện Quảng Trạch trình diễn một trích đoạn hát Kiều. Ảnh: TN

Với quyết tâm gìn giữ và phát huy giá trị di sản quý, tỉnh Quảng Bình đã lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể “Hát Kiều trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”.

Ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã có quyết định đưa nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca vang mãi” được dàn dựng công phu, hoành tráng, âm thanh, ánh sáng hiện đại, cùng những câu chuyện lay động cảm xúc khán giả...

Đời sống văn hóa
Khai mạc Lễ hội du lịch biển 'Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca'

Khai mạc Lễ hội du lịch biển "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

(CLO) Tối 29/4, UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa