Hệ thống ngân hàng Afghanistan đang sụp đổ dưới sự cai trị của Taliban

Chủ nhật, 29/08/2021 20:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sự cai trị của Taliban đối với Afghanistan đang phải đối mặt với một mối đe dọa sắp xảy ra: Hệ thống ngân hàng của quốc gia bị chiến tranh tàn phá đang trên bờ vực sụp đổ.

he thong ngan hang afghanistan dang sup do duoi su cai tri cua taliban hinh 1

Phát ngôn viên Zabihullah Mujahid của Taliban trong cuộc họp báo ngày 24/8 tại Kabul, Afghanistan. Ảnh: AFP

Gần hai tuần sau khi Taliban nắm chính quyền, các ngân hàng của Afghanistan vẫn đóng cửa. Điều đó đã khiến nhiều người dân trong nước không có khả năng tiếp cận với tiền mặt.

Một nhân viên hiện tại của ngân hàng trung ương Afghanistan nói rằng: “Hiện nay, không ai có tiền cả.” Người nhân viên này buộc phải giấu tên khi tham gia phỏng vấn vì lo lắng cho sự an toàn của họ. Người nhân viên cho biết thêm rằng nhiều gia đình không có đủ tiền chi tiêu hàng ngày và một số khoản lương đã bị tạm dừng.

Tất cả những điều này làm dấy lên bóng ma về một cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo nghiêm trọng ở Afghanistan, chỉ vài tuần sau khi Taliban tiếp quản.

Thách thức chính ở đây là nền kinh tế Afghanistan phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp cận ngoại tệ và viện trợ quốc tế - và hầu hết trong số đó đều đã bị phong tỏa kể từ khi thủ đô Kabul thất thủ. Ngân hàng Thế giới cho biết, các khoản tài trợ tài trợ của quốc tế cho Afghanistan chiếm 75% chi tiêu công của đất nước này.

Nguồn tin từ ngân hàng trung ương cho biết, các ngân hàng của Afghanistan vẫn đóng cửa mặc dù quân Taliban đã ra lệnh cho các ngân hàng và dịch vụ khác mở cửa trở lại, vì quân Taliban hầu như đã cạn kiệt tiền mặt.

Ngành ngân hàng Afghanistan cũng đang cảnh báo tương tự về một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trên toàn đất nước.

Một bản ghi vào ngày 23 tháng 8 do Phòng Thương mại Afghanistan-Mỹ cho hay: “Afghanistan và lĩnh vực ngân hàng của nước này đang ở điểm bùng phát nóng - nơi mà sự sụp đổ của lĩnh vực ngân hàng đang gần như có thể xảy ra bất cứ lúc nào”. Bản ghi này được viết bởi một nhóm công tác tài chính ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại lớn của Afghanistan, khách hàng và nhà đầu tư.

Ngân hàng trung ương Afghanistan, nền tảng của hệ thống tài chính, dường như đang gặp khó khăn.

Nguồn tin từ ngân hàng trung ương Afghanistan nói rằng, nhiều nhân viên hiện tại của ngân hàng trung ương Afghanistan đã không được phép trở lại văn phòng kể từ khi Taliban lên nắm quyền

Nguồn tin cho biết: “Các đồng nghiệp của tôi đang lo lắng cho số phận mù mịt của chính họ.”

Tập đoàn ngân hàng Afghanistan cho biết họ đã quyết định đóng cửa tất cả các ngân hàng trên toàn quốc vào ngày 15/8 và chưa mở cửa trở lại do lo ngại khách hàng sẽ rút hết tiền gửi.

Một yếu tố khác được trích dẫn trong bản ghi ngày 23 tháng 8 đó là thực tế là Taliban đã không bổ nhiệm một thống đốc ngân hàng trung ương mới. Cuối ngày hôm đó, Taliban bổ nhiệm Haiji Mohammad Idris, làm quyền thống đốc ngân hàng trung ương, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.

Người ta biết rất ít về vị tân giám đốc ngân hàng trung ương này. Ông ấy tỏ ra là một người trung thành nhưng không đưa ra bất kỳ loại sơ yếu lý lịch hay đào tạo nào của mình để truyền cảm hứng cho người dân tin vào hệ thống ngân hàng Afghanistan.

Một phần nữa của vấn đề là Afghanistan đã biến thành kẻ thù của nhiều tổ chức gần như chỉ một đêm sau khi quân Taliban cai trị.

Chính quyền ông Biden đã nhanh chóng chặn Taliban tiếp cận hàng tỷ USD dự trữ nước ngoài của Afghanistan do ngân hàng trung ương Mỹ nắm giữ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã tạm dừng khoản tiền 450 triệu USD dự kiến đến Afghanistan vào đầu tuần này. Và sau đó Ngân hàng Thế giới đóng băng hỗ trợ tài chính cho Afghanistan.

Thiếu hụt tiền mặt là một cơn ác mộng đối với một quốc gia thâm hụt thương mại rất lớn như Afghanistan.

Với lý do “tiền mặt cạn kiệt nhanh chóng”, nhóm ngân hàng Afghanistan đã kêu gọi chính phủ Mỹ cần cấp quyền cho Afghanistan tiếp cận lại với các tài sản của ngân hàng trung ương ngay lập tức.

Bản ghi của Phòng Thương mại Afghanistan-Mỹ cho biết: “Nếu không có quyền tiếp cận sớm với nguồn tiền, chúng tôi sợ rằng toàn bộ nền kinh tế Afghanistan và khu vực ngân hàng sẽ sụp đổ và việc thanh lý tài sản sẽ buộc phải xảy đến, sự thất vọng của công chúng và bạo lực có thể xảy ra sẽ sớm dẫn đến việc công chúng sẽ không thể mu. thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu để duy trì cuộc sống bình thường.”

Và điều đó sẽ tạo nên nguy cơ ngày càng tăng của một thảm họa nhân đạo

Tất cả những điều này sẽ đặt ra một bài kiểm tra quản trị ngay lập tức đối với Taliban - và có thể tạo ra lỗ hổng cho ISIS và các nhóm khác đang tìm cách gây bất ổn thêm cho khu vực.

Nguồn tin kinh tế quen thuộc với Afghanistan nói rằng: “Taliban không hiểu họ sẽ thừa kế những gì ở đây.”

Giờ đây, những lo ngại đang gia tăng rằng tình hình ở Afghanistan sẽ sớm biến thành một thảm họa nhân đạo.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CNN, Ajmal Ahmady, người lãnh đạo ngân hàng trung ương Afghanistan trước khi rời khỏi đất nước, cảnh báo về khó khăn kinh tế, thiếu tiền mặt, lạm phát và làn sóng người tị nạn rời khỏi đất nước. Ahmady đã cầu xin cộng đồng quốc tế và Mỹ nói riêng đừng lùi bước khỏi Afghanistan.

Ông nói: “Hỗ trợ nhân đạo không chỉ cần duy trì mà còn cần phải tăng lên trong vài ngày và tháng tới. Chúng ta đừng đợi cho đến khi một cuộc khủng hoảng khác ập đến.”

Theo Ngân hàng Thế giới, gần một nửa - 47% - số hộ gia đình ở Afghanistan hiện đang sống trong cảnh nghèo đói.

Các nhân viên ngân hàng trung ương Afghanistan đã lên tiếng lo lắng về những điều sẽ xảy ra sắp tới

Một nhân viên nói trong tuyệt vọng rằng: “Tôi có nhiều điều ước mà chưa thể thực hiện được - tất cả chúng tôi đều sắp chết. Chúng tôi đang hướng tới một tương lai vô vọng.”

Huy Hoàng

Bình Luận

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp