Hệ thống Vườn của bé: Không xuất hóa đơn khi bán hàng có thể bị khởi tố hình sự về tội trốn thuế!

Thứ tư, 05/04/2023 08:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hệ thống cửa hàng Vườn của bé công khai bán hàng hoá không tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, không xuất hoá đơn VAT theo quy định...Theo Luật sư Đinh Đức Duy, hành vi trên có thể bị khởi tố hình sự về tội trốn thuế.

Ngày 22/3, báo Nhà báo & Công luận đã đăng tải thông tin phản ánh: "Hệ thống vườn của bé: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu, bán hàng không có hóa đơn chứng từ!".

Theo ghi nhận thực tế hệ thống cửa hàng Vườn của bé tại Hà Nội đã và đang bán tràn lan hàng trăm sản phẩm sữa, thuốc điều trị, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không ghi tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, không xuất hoá đơn đỏ, có nhiều dấu hiệu gian lận thương mại, trốn thuế…

he thong vuon cua be khong xuat hoa don khi ban hang co the bi khoi to hinh su ve toi tron thue hinh 1

Nhiều loại sữa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng thuốc điều trị không tem nhãn phụ, không xuất hoá đơn VAT của Vườn của bé đã đến tay người tiêu dùng. Ảnh: Kim Giang

Sản phẩm nhập khẩu bắt buộc phải ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt

Để có góc nhìn đa chiều, Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đinh Đức Duy – Văn phòng Luật Kết Nối, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Theo Luật sư Đinh Đức Duy, quy định pháp luật tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/20217/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.

Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định trên, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

he thong vuon cua be khong xuat hoa don khi ban hang co the bi khoi to hinh su ve toi tron thue hinh 2

Những sản phẩm sữa từ nước ngoài nhập khẩu về Việt Nam nghi vấn không rõ nguồn gốc tại của hàng Vườn của bé ở số 15B Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Kim Giang

Như vậy, đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam mà trên đó chưa thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt phải có nhãn phụ.

Đối với hành vi không dán nhãn phụ trên sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP, mức phạt cụ thể tùy thuộc vào giá trị của sản phẩm.

Mức phạt tiền đối với hàng hóa có giá trị từ 5.000.000 đồng - 100.000.000 đồng là 1.000.000 đồng - 30.000.000 đồng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Đồng thời mức phạt tiền tăng gấp đôi trong trường hợp hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Trên đây là mức phạt đối với hành vi vi phạm của tổ chức, còn đối với cá nhân vi phạm thì mức xử phạt sẽ giảm một nửa theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP.

Đối với việc hệ thống Vườn của bé bán các loại thuốc điều trị, Luật sư Duy bày tỏ quan điểm: Việc bán thuốc điều trị tại cơ sở kinh doanh dược, nếu nhân viên bán thuốc đồng thời là người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở hoặc các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật dược năm 2016 thì phải có Chứng chỉ hành nghề dược:

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.

- Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

- Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, đối với nhân viên bán thuốc không phụ trách các công việc trên mà chỉ có trách nhiệm bán thuốc thì không cần phải có chứng chỉ hành nghề dược. Tuy nhiên đối với các cơ sở được xây dựng, tổ chức thực hiện theo bộ nguyên tắc thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP) thì nhân sự trực tiếp tham gia bán thuốc trong nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn dược từ trung cấp dược trở lên hoặc văn bằng chuyên môn dược từ sơ cấp dược trở lên khi bán thuốc trong quầy thuốc.

Không xuất hóa đơn khi bán hàng có thể bị khởi tố hình sự về tội trốn thuế

Riêng về vấn đề cửa hàng Vườn của bé có nhiều dấu hiệu của hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, Luật sư Đinh Đức Duy trả lời như sau: “Đối với hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức xử phạt tiền gấp hai lần đối với cá nhân có hành vi vi phạm. Mức xử phạt phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa vi phạm, cụ thể:

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

Đối với hàng hóa có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng thì mức phạt tăng từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với từng trường hợp cụ thể tại Điều này.

he thong vuon cua be khong xuat hoa don khi ban hang co the bi khoi to hinh su ve toi tron thue hinh 3

Luật sư Đinh Đức Duy – Đoàn luật sư TP Hà Nội . Ảnh: Kim Giang

Hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế là hành vi trốn thuế, mức xử phạt quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Mức phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt cao nhất là 3 lần số thuế trốn.

Bên cạnh đó, đối với hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, số tiền thuế trốn từ 100.000.000 đồng trở lên, đối tượng vi phạm có thể bị khởi tố hình sự về tội trốn thuế theo quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015, khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù và có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Được biết, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng giả là hai loại hàng hóa khác nhau, việc các đối tượng kinh doanh các mặt hàng này có chế tài xử lý khác nhau. Do đó không thể đánh đồng các hành vi này với nhau mà phải căn cứ vào loại hàng hóa vi phạm để xác định chế tài xử lý cụ thể.

Luật sư Đinh Đức Duy nhận định và đưa ra quan điểm trước thực trạng hàng giả hàng nhái, kém chất lượng rằng: Nguồn gốc hàng hóa hiện nay đã trở thành vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt là các sản phẩm có liên quan đến bảo vệ sức khỏe.

Đối với từng cá nhân, tổ chức cần phải tự trang bị kiến thức, nâng cao hiểu biết về hàng hóa, dịch vụ, có ý thức trong việc phòng chống tình trạng kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng và báo cáo những hành vi vi phạm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời xử lý.

Về mặt quản lý của cơ quan Nhà nước, cần có sự chủ động trong việc kiểm tra hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, tăng cường công tác thông tin, truyền thông đến tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, kiểm soát, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn bán hàng không rõ nguồn gốc, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng

Bên cạnh đó, việc triển khai công tác kiểm tra, xử lý vi phạm phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, lồng ghép công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật, tổng hợp, đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để xây dựng phương án đấu tranh có hiệu quả.

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Kim Giang

Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Quán cà phê 'mọc' giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

(CLO) Hàng trăm cọc bê tông cắm sâu vào nền đất trồng lúa và vô số thanh sắt được gia cố liên kết với nhau thành khung tạo lối đi, sàn nhà làm nơi kinh doanh quán cà phê Lúa Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai). Việc dựng quán, kinh doanh được chính quyền cho rằng chưa phát hiện sai phạm?

Điều tra
Hải Dương: Tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt

Hải Dương: Tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt

(CLO) UBND huyện Bình Giang vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương và nhiều cơ quan chức năng thông báo việc tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt.

Điều tra
Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra