Hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng cần được đầu tư thỏa đáng

Thứ năm, 06/04/2023 09:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho rằng, qua giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực phòng, chống COVID-19 cho thấy, hệ thống pháp luật đang thiếu các quy định về tình huống khẩn cấp; cần phải sửa các luật liên quan và ban hành các quy định riêng.

Ngày 4/4, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì, đã làm việc với Chính phủ. Buổi làm việc nhằm thảo luận, làm rõ thêm các nội dung kết quả giám sát để chuẩn bị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp tháng 4 và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới (diễn ra vào tháng 5/2023).

he thong y te co so y te du phong can duoc dau tu thoa dang hinh 1

Để giữ chân và thu hút nhân viên y tế làm việc tại cơ sở, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích.

Được biết, trước khi làm việc với Chính phủ, Đoàn giám sát của Quốc hội đã giám sát trực tiếp tại 10 tỉnh, thành phố, làm việc với 14 bộ, ngành liên quan. “Sản phẩm” cuối cùng của hoạt động giám sát sẽ là Nghị quyết của Quốc hội. Đây là vấn đề đang được dư luận quan tâm, đặc biệt là cơ chế, chính sách cho hệ thống y tế cơ sở.

Phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội (Tổ phó Tổ giúp việc Đoàn giám sát) để làm rõ thêm về vấn đề này.

+ Thưa Đại biểu Quốc hội, thông qua hoạt động giám sát, đã cho thấy việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng đạt được những kết quả như thế nào?

- Qua giám sát, có thể thấy những kết quả nổi bật, đáng ghi nhận trong việc huy động nguồn lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho từng giai đoạn chống dịch, nhất là sự đóng góp của người dân, doanh nghiệp cả ở trong và ngoài nước, cũng như bạn bè quốc tế.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới và ở trong nước, trước yêu cầu cấp bách bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời công tác phòng, chống dịch với sự chủ động, linh hoạt trong mọi quyết sách, chuyển hướng chiến lược phù hợp với từng thời kỳ của dịch bệnh, “nguy cơ đến đâu, đáp ứng đến đó”. Đây là các bước chuyển hướng đúng đắn, kịp thời, góp phần quan trọng vào công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Qua giai đoạn đại dịch COVID-19 vừa qua cho thấy tinh thần tương thân tương ái, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của chúng ta rất đáng tự hào.

Từ năm 2020 đến nay, đã có 134 văn bản của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo thẩm quyền về các cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng, chống dịch, tháo gỡ, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, qua giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực phòng, chống COVID-19 cũng cho thấy hệ thống pháp luật đang thiếu các quy định về tình huống khẩn cấp. Chúng ta cần phải sửa nhiều luật liên quan và ban hành các quy định riêng.

he thong y te co so y te du phong can duoc dau tu thoa dang hinh 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội.

+ Thưa ông, Nghị quyết 18/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội đã nêu “dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng” nhưng quá trình thực hiện ở một số địa phương vẫn chưa đạt mục tiêu Quốc hội giao. Theo ông, có cần tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết, để kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện hay không?

- Đúng là qua giám sát đã cho thấy, một số địa phương báo cáo, tỷ lệ chi cho y tế dự phòng ở mức thấp, chưa đạt ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng theo tinh thần Nghị quyết số 18 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Theo phân tích số liệu cụ thể chi ngân sách nhà nước cho y tế cơ sở tại 41 tỉnh, thành phố thì tỷ lệ này chỉ đạt 24,41% vào năm 2022, năm 2017 là 22,49% và năm 2012 là 20,4%.

Các địa phương có ban hành định mức phân bổ ngân sách chi y tế dự phòng theo các hình thức: Định mức tính theo biên chế, bao gồm cả tiền lương và chi hoạt động của các đơn vị y tế dự phòng. Định mức này có sự khác nhau khá rõ rệt giữa các địa phương. Trong đó, đại đa số các địa phương quy định phân bổ tiền lương theo thực tế và ban hành định mức chi hoạt động thường xuyên riêng.

Ở nhiều địa phương, việc đầu tư, phát triển cho công tác y tế dự phòng và tổ chức làm công tác y tế dự phòng tuy đã được quan tâm nhưng chưa đủ và chưa hiệu quả, chưa tương xứng với khẩu hiệu “y tế dự phòng là then chốt”. Việc đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị, chuyên môn kỹ thuật tại trung tâm y tế tuyến huyện những năm qua chủ yếu cho lĩnh vực khám chữa bệnh, tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng và dân số còn thấp. Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm chủ yếu được đầu tư từ các chương trình, dự án; chứ kinh phí địa phương rất hạn chế, không ổn định… Do đó, vấn đề này cần được quan tâm toàn diện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay.

+ Y tế cơ sở, y tế dự phòng đóng vai trò rất quan trọng, được coi là nền tảng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo và các khu vực khó khăn khác. Đây cũng là “thành lũy” đầu tiên để góp phần phòng, chống các loại dịch bệnh hiệu quả. Theo ông, cần có những chính sách, sửa đổi quy định như thế nào để “giữ chân” cán bộ y tế, thu hút nhân lực tham gia vào hoạt động của y tế cơ sở, y tế dự phòng?

- Ngoài vai trò giúp người dân có thể tiếp cận với dịch vụ y tế cơ bản và phòng ngừa bệnh tật thì y tế cơ sở còn đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và phát hiện sớm các dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh tật nguy hiểm khác. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế tại cơ sở đang là một vấn đề đáng bàn. Một số cán bộ y tế có tâm lý không muốn làm việc tại cơ sở.

Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc đầu tư đối với hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa tương xứng với yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp nên khó thu hút cán bộ về làm việc… Tiền trực của cán bộ y tế cơ sở rất thấp, đây là một trong những khó khăn rất lớn để “giữ chân” nhân viên y tế cơ sở.

Để giữ chân và thu hút nhân viên y tế làm việc tại cơ sở, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích như: Thứ nhất, cần tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Tạo điều kiện cho nhân viên y tế làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đầy đủ trang thiết bị và công nghệ y tế cần thiết để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhân viên y tế.

Thứ hai, Nhà nước cần đưa ra các chính sách đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên y tế, giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng làm việc.

Thứ ba là tăng cường các chế độ đãi ngộ như chính sách về thưởng, bảo hiểm, chế độ nghỉ phép, bảo vệ sức khỏe và các phúc lợi khác…

Đồng thời, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, công cụ chính sách để hỗ trợ nhân viên y tế cơ sở thực hiện nhiệm vụ.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

N.Hường (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức
Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Tin tức
Bí thư Hà Nội: Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh phân cấp, Thành phố chỉ kiểm tra, giám sát

Bí thư Hà Nội: Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh phân cấp, Thành phố chỉ kiểm tra, giám sát

(CLO) Chiều 4/5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng).

Tin tức
Có những hội nghị phổ biến về Luật Đất đai thu hút hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến

Có những hội nghị phổ biến về Luật Đất đai thu hút hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, thời gian vừa qua, Bộ đã phối hợp với các địa phương tổ chức các hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024, có những hội nghị có hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến.

Tin tức
Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp

Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho các nhà đầu nước ngoài, Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp.

Tin tức