“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ chính quyền, bảo vệ nền độc lập

Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp 1946: Thành quả của sách lược linh hoạt

Thứ sáu, 02/09/2022 11:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiệp định sơ bộ Việt Nam- Pháp 1946 thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng vững vàng, tầm nhìn chiến lược, nghệ thuật đàm phán có nguyên tắc và sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng ta trong những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn, gian khổ của chính quyền cách mạng.

Chúng ta trên thực tế đã độc lập từ 8/1945 nhưng cho đến nay chưa có cường quốc nào công nhận độc lập của chúng ta. Bản Hiệp định sẽ dẫn chúng ta đến một vị trí quốc tế ngày càng vững vàng, và đó là một thắng lợi chính trị lớn lao”... Đó là nhìn nhận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự kiện Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp 1946. Còn trong nhìn nhận của nhiều sử gia, bản Hiệp định thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng vững vàng, tầm nhìn chiến lược, nghệ thuật đàm phán có nguyên tắc và sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng ta trong những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn, gian khổ của chính quyền cách mạng.

Bài liên quan

Biết mình, biết người, “hòa để tiến”

Có được nền độc lập đã vô cùng khó, với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cách đây 77 năm, để gìn giữ nền độc lập mới giành được còn khó khăn gấp bội. Thời điểm cuối năm 1945 và đầu năm 1946 là thời điểm các thế lực thù địch trong và ngoài nước dường như chỉ trực chờ cơ hội để lật đổ chính phủ cách mạng non trẻ.

Từ năm 1945, theo thỏa thuận của nguyên thủ các nước đồng minh chống phát xít (Liên Xô, Mỹ, Anh) họp tại Postdam tháng 7/1945, tháng 9/1945, 180.000 quân Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) tiến vào miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra với danh nghĩa giải giáp quân đội phát xít Nhật. Quân đội Tưởng khi sang Việt Nam còn kéo theo đám phản động người Việt là các đảng Việt Quốc và Việt Cách. Tham vọng của lực lượng Tưởng Giới Thạch là bành trướng sang Việt Nam.

Trong khi đó, đêm 23/9/1945, chưa đầy một tháng sau ngày nước ta tuyên bố độc lập, được sự giúp đỡ trực tiếp của quân Anh, thực dân Pháp đã nổ súng ở Sài Gòn, rồi đánh chiếm rộng ra cả Nam Bộ, Nam Trung Bộ… mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai với mưu đồ chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh. Thực dân Pháp không chỉ tấn công miền Nam mà còn ủ mưu tiếp xúc, đàm phán với quân Trung Hoa Dân Quốc đang làm nhiệm vụ tước vũ khí quân Nhật đầu hàng ở Bắc vĩ tuyến 16 để tìm cách đưa quân ra miền Bắc Việt Nam.

hiep dinh so bo viet nam  phap 1946 thanh qua cua sach luoc linh hoat hinh 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại diện nước Pháp ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946. Ảnh tư liệu

Trước tình hình ấy, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích tình hình và xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược, lực lượng của Tưởng và bọn tay sai phản động là kẻ thù nguy hiểm. “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng” - Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 25/11/1945, chỉ rõ.

Tình thế càng trở nên phức tạp hơn nữa khi ngày 28/2/1946, Pháp và Trung Hoa Dân quốc ký Hiệp định Trùng Khánh, theo đó, Trung Hoa Dân quốc đồng ý để cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam để thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật trên cơ sở phía Pháp thỏa thuận nhượng cho Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế. Việc thay quân sẽ diễn ra từ ngày 1–15/3/1946, chậm nhất là 31/3/1946. Trong khi đó ở trong nước, đám tay sai của Tưởng trong Việt Quốc, Việt Cách tiến hành nhiều hoạt động khiêu khích, đòi lật đổ chính quyền cách mạng, hô hào kích động chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp.

Trước việc Pháp và Trung Hoa Dân quốc “bắt tay” nhau, tình hình trở nên rất cấp bách đòi hỏi Đảng ta phải có chủ trương đối phó. Ngày 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Tình hình và chủ trương, nhận định: “Vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình, biết người, nhận một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng”. Chỉ thị chỉ rõ: hòa với Pháp có thể phá tan âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động, bảo toàn được lực lượng, đồng thời giành được thời gian để chuẩn bị cuộc chiến đấu mới, tiến đến giành độc lập hoàn toàn.

Chỉ thị cũng nhấn mạnh: “Điều cốt tử là trong khi mở cuộc đàm phán với Pháp, không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta”.

Phiên họp bất thường của Chính phủ ngày 4/3/1946 đã cử Hồ Chí Minh và Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Tường Tam phụ trách việc đàm phán với đại diện của Chính phủ Pháp. Cũng ngày 5/3/1946, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp mở rộng ở làng Canh (Hà Đông), nhất trí tán thành chủ trương hòa để tiến, quyết định tạm thời hòa hoãn với thực dân Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại bớt một kẻ thù nguy hiểm là chính quyền Tưởng Giới Thạch.

Vấn đề khúc mắc cuối cùng trong đàm phán Việt Nam - Pháp là vấn đề thể chế chính trị của Việt Nam vẫn chưa đi đến được thoả thuận. Phía ta yêu cầu Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập nằm trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp, trong khi Pháp chỉ thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu sáng kiến: “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình... và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp”. Phía Pháp chấp nhận.

hiep dinh so bo viet nam  phap 1946 thanh qua cua sach luoc linh hoat hinh 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu Anh, Mỹ, Trung Quốc tại Lễ ký kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946. Ảnh tư liệu

Sáng 6/3/1946, Hội đồng Chính phủ họp phiên đặc biệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Hội đồng Chính phủ báo cáo với Ban Thường trực Quốc hội, với Chính phủ, với Ủy ban kháng chiến, Cố vấn tối cao về kết quả đàm phán. Hội nghị nhất trí ra nghị quyết, đồng thời uỷ quyền cho Phó Chủ tịch Kháng chiến uỷ viên hội Vũ Hồng Khanh thay mặt Chính phủ cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hiệp định trên với Chính phủ Pháp.

Chiều ngày 6/3/1946, trước sự chứng kiến của đại diện ngoại giao Mỹ, Anh, Trung Hoa Dân quốc, tại số nhà 38 phố Lý Thái Tổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch Kháng chiến ủy viên hội Vũ Hồng Khanh ký với Jean Sainteny, đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

Theo nhìn nhận của nhiều nhà quan sát, bản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 giữa Việt Nam và Pháp thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng vững vàng, tầm nhìn chiến lược, nghệ thuật đàm phán có nguyên tắc và sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng ta, linh hoạt trong ứng biến, mềm dẻo trong từng cách xử thế, trong những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn, gian khổ của chính quyền cách mạng, vừa phải chống cả thù trong lẫn giặc ngoài để giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ những thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

Đánh giá ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta sau ngày Tuyên bố Độc lập (2/9/1945) tới khi ký Hiệp định sơ bộ Việt Nam – Pháp 6/3/1946, năm 1970, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã nói: “Lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm thời hòa hoãn với Pháp để đuổi cổ quân Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai của Tưởng, giành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta biết chắc là không thể nào tránh khỏi. Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc”.

hiep dinh so bo viet nam  phap 1946 thanh qua cua sach luoc linh hoat hinh 3

Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946. Ảnh tư liệu

“Tôi muốn nước tôi độc lập, và chắc chắn nước tôi sẽ được độc lập”

Sau khi Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được ký kết, dư luận các đảng phái quốc gia và thân nước ngoài như Việt Cách, Việt Quốc lên tiếng phản đối, nhân dân cũng còn chỗ băn khoăn, trong “Lời kêu gọi sau khi ký Hiệp định Sơ bộ”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chân thành bày tỏ: “Đồng bào Việt Nam nghe tôi, tin tôi, vì suốt đời tôi đã tranh đấu chống chế độ thực dân, tranh quyền độc lập cho nước nhà... Vì tin vào sự hoàn toàn độc lập tương lai của nước nhà, tôi cùng Chính phủ đã ký bản Hiệp định Sơ bộ với Chính phủ Pháp...”.

Trước đó, sau lễ ký kết Hiệp định, Sainteny nâng cốc chúc mừng Hồ Chủ tịch, ngỏ ý vui mừng về kết quả Hiệp định nhưng Hồ Chủ tịch đã bình thản nói lời cảm ơn và bày tỏ: “Nhưng thực ra, tôi chưa vừa lòng. Ông biết đấy, tôi muốn nhiều hơn, tôi muốn nước tôi độc lập, và chắc chắn nước tôi sẽ được độc lập”.

hiep dinh so bo viet nam  phap 1946 thanh qua cua sach luoc linh hoat hinh 4

Từ trái sang: Hồ Chủ tịch, Thứ trưởng Nội vụ Hoàng Minh Giám, Ủy viên Cộng hòa Jean Sainteny, Cố vấn chính trị Leon Pignon, Đại diện Đảng Xã hội Pháp Luis Caput tại lễ ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. (Ảnh tư liệu)

Ngày 7/3, phát biểu với nhân dân Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích rõ thêm về Hiệp định; nêu bật ý nghĩa, lợi ích của việc ký Hiệp định, yêu cầu đồng bào bình tĩnh, đoàn kết, đề cao cảnh giác để tránh mắc mưu kẻ thù.

Ngày 9/3/1946, ba ngày sau khi ký Hiệp định, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Hoà để tiến. Chỉ thị khẳng định đây là thắng lợi bước đầu, là giải pháp mang tính tình thế của Đảng, cần tận dụng thời gian hoà hoãn để tiếp tục xây dựng thực lực để mau tiến tới giành độc lập hoàn toàn. Chỉ thị giải thích lý do ký Hiệp định, hoà với Pháp để “Tránh tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động…”.

Con đường để đi đến “độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi” dù có thể khúc khủy, quanh co nhưng với Hồ Chí Minh - đó là mục tiêu nhất quán.

Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp ngày 6/3/1946 gồm 5 nội dung chính:

Thứ nhất, nước Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, có quân đội, có tài chính của mình, ở trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp.

Thứ 2, chính phủ Pháp cam kết sẽ thừa nhận những quyết định của cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề thống nhất ba kỳ.

Thứ 3, nước Việt Nam thuận để 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam làm nhiệm vụ thay thế quân đội Trung Hoa giải giáp quân Nhật. Số quân Pháp này sẽ phải rút hết trong thời hạn 5 năm, mỗi năm sẽ rút 1/5.

Thứ 4, hai bên đình chiến để mở một cuộc đàm phán chính thức. Trong khi đàm phán, quân hai bên ở đâu vẫn cứ đóng ở đấy.

Thứ 5, cuộc đàm phán chính thức sẽ tiến hành tại Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris với nội dung: quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài, quy chế của Đông Dương, những quyền lợi kinh tế và văn hóa của nước Pháp ở Việt Nam.

Kèm theo Hiệp định là các phụ khoản về các vấn đề quân sự.Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp ngày 6/3/1946 gồm 5 nội dung chính:

Thứ nhất, nước Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, có quân đội, có tài chính của mình, ở trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp.

Thứ 2, chính phủ Pháp cam kết sẽ thừa nhận những quyết định của cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề thống nhất ba kỳ.

Thứ 3, nước Việt Nam thuận để 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam làm nhiệm vụ thay thế quân đội Trung Hoa giải giáp quân Nhật. Số quân Pháp này sẽ phải rút hết trong thời hạn 5 năm, mỗi năm sẽ rút 1/5.

Thứ 4, hai bên đình chiến để mở một cuộc đàm phán chính thức. Trong khi đàm phán, quân hai bên ở đâu vẫn cứ đóng ở đấy.

Thứ 5, cuộc đàm phán chính thức sẽ tiến hành tại Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris với nội dung: quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài, quy chế của Đông Dương, những quyền lợi kinh tế và văn hóa của nước Pháp ở Việt Nam. Kèm theo Hiệp định là các phụ khoản về các vấn đề quân sự.

Hà Trang

Bình Luận

Tin khác

Chỉnh phủ chỉ đạo kiên quyết không để thiếu điện, chủ động thu hút đầu tư FDI quy mô lớn

Chỉnh phủ chỉ đạo kiên quyết không để thiếu điện, chủ động thu hút đầu tư FDI quy mô lớn

(CLO) Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương kiên quyết không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; Tích cực, chủ động thu hút đầu tư FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, Hydrogen...

Tin tức
Hà Nội xem xét đề án tổng thể hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô

Hà Nội xem xét đề án tổng thể hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô

(CLO) UBND thành phố xem xét tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc thông qua đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.

Tin tức
Thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng

Thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc xây dựng các nghị quyết của Quốc hội để thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng của địa phương, doanh nghiệp.

Tin tức
Xây dựng các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp giám sát thực hiện quy hoạch

Xây dựng các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp giám sát thực hiện quy hoạch

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong triển khai Quy hoạch và phát triển, liên kết vùng đồng bằng sông Hồng thời gian tới: Truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững. Đặc biệt, Thủ tướng gợi ý các địa phương xây dựng các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp thuận tiện tìm hiểu và giám sát thực hiện quy hoạch…

Tin tức
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới

Việt Nam phấn đấu có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới

(CLO) Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới, 05 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Tin tức