Hoa Kỳ trừng phạt công ty hàng đầu của ngành công nghiệp dầu cọ Malaysia

Thứ sáu, 01/01/2021 19:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hoa Kỳ đã cấm nhập khẩu dầu cọ từ nhà sản xuất Malaysia Sime Darby Plantation từ hôm thứ Tư (30/12) do cáo buộc lao động cưỡng bức trong quá trình sản xuất, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho biết.

Một công nhân cầm quả cọ tại một nhà máy ở Tanjung Karang, Malaysia. Ảnh: Reuters

Một công nhân cầm quả cọ tại một nhà máy ở Tanjung Karang, Malaysia. Ảnh: Reuters

Lệnh cấm đối với Sime Darby, công ty dầu cọ lớn nhất thế giới tính theo quy mô đất đai và được coi là công ty dẫn đầu về dầu cọ được sản xuất bền vững, là một đòn khác giáng vào một ngành công nghiệp đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc vi phạm nhân quyền và lao động.

Dầu cọ, được sử dụng trong mọi thứ, từ thực phẩm, mỹ phẩm đến dầu diesel sinh học, chủ yếu được sản xuất ở Malaysia và Indonesia, nơi ngành công nghiệp này bị cho là nguyên nhân gây ra nạn phá rừng trên diện rộng và phá hủy môi trường sống.

CBP cho biết họ đã ban hành 'lệnh tạm giữ' đối với Sime Darby, lệnh này sẽ cho phép họ tạm giữ các chuyến hàng do nghi ngờ có liên quan đến lao động cưỡng bức theo luật pháp lâu đời của Hoa Kỳ nhằm chống lại việc lạm dụng nhân quyền.

Sime Darby cho biết họ đang xem xét tuyên bố để hiểu rõ hơn về bất kỳ tác động tiềm ẩn nào và sẽ tham gia với cơ quan để giải quyết các mối quan ngại được nêu ra.

'Các cáo buộc được đưa ra cho thấy sự vi phạm trong việc thực hiện các chính sách nghiêm ngặt của riêng (Sime Darby)', họ cho biết hôm thứ Năm (31/12).

Công ty cam kết chống lao động cưỡng bức và có các chính sách mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

CBP cho biết lệnh cấm dựa trên một cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng cho thấy sự hiện diện của các chỉ số lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động Quốc tế tại các đồn điền ở Sime Darby.

'Chúng tôi tin rằng có một số vấn đề mang tính hệ thống trên tất cả các đồn điền của Sime Darby', Ana Hinojosa, giám đốc điều hành của Ban Thực thi Luật Biện pháp Khắc phục Thương mại của CBPcho hay.

Lệnh cấm có thể được dỡ bỏ nếu hành động khắc phục hậu quả được thực hiện. 

Sime Darby là công ty Malaysia thứ ba bị áp lệnh cấm của Hoa Kỳ trong năm nay vì cáo buộc lao động cưỡng bức, sau FGV Holdings, một nhà sản xuất dầu cọ Malaysia khác và nhà sản xuất găng tay cao su Top Glove.

Malaysia dựa vào hơn 337.000 lao động nhập cư từ các nước như Indonesia, Ấn Độ và Bangladesh để thu hoạch trái cọ.

CBP cho biết Hoa Kỳ đã nhập khẩu dầu cọ thô trị giá khoảng 410 triệu USD từ Malaysia trong năm tính đến tháng 9 năm 2020, chỉ chiếm hơn 30% tổng lượng mua dầu cọ của Hoa Kỳ. Sime Darby cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của họ sang Hoa Kỳ khoảng 5 triệu đô la.

Vào tháng 7, nhóm chống buôn người có trụ sở tại Hồng Kông, Liberty Shared đã kiến ​​nghị CBP cấm các sản phẩm của Sime Darby, với lý do có bằng chứng về việc lạm dụng lao động. Sime Darby cho biết các cáo buộc mâu thuẫn với các cam kết công khai của nhóm đối với nông nghiệp có trách nhiệm và nhân quyền.

Cổ phiếu của công ty đã giảm 3,5% vào thứ Năm (31/12) sau lệnh cấm.

Hoàng Long

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h