Hội nghị báo chí thế giới 2020: “Nóng” với đại dịch COVID-19

Thứ ba, 15/09/2020 20:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hội nghị các nhà báo thế giới 2020 sau nhiều tháng bị trì hoãn do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã được khai mạc trực tuyến ngày 14/9 với sự tham gia của 95 nhà báo đến từ 60 quốc gia.

Hội nghị các nhà báo thế giới năm nay hướng tới tương lai của ngành báo chí thông qua ba chủ đề: Sự lan truyền tin giả, Đại dịch COVID-19 và Chính sách hòa bình ở bán đảo Triều Tiên nhân kỷ niệm 70 năm chiến tranh Triều Tiên.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun nhấn mạnh tin giả là mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của người dân. Ông trích dẫn số liệu từ một bài báo được xuất bản trên tờ tạp chí nổi tiếng của Mỹ cho hay thông tin sai lệch về COVID-19 khiến khoảng 800 người thiệt mạng và 5.800 người phải nhập viện. Tuy nhiên để tránh việc ngăn cản quyền tự do ngôn luận thì các quy định liên quan đến tin giả cần được điều chỉnh với độ chính xác cao.

"Hiện chúng ta đang sống trong thời đại mà công nghệ kỹ thuật số cho phép mọi người tạo ra tin tức. Tuy nhiên, một cách nghịch lý là việc tràn ngập thông tin lại làm giảm giá trị của báo chí. Tôi hy vọng sự kiện năm nay sẽ đóng vai trò như một địa điểm sáng để khẳng định tầm quan trọng của báo chí và thúc đẩy đoàn kết để chuẩn bị cho thời kỳ hậu COVID-19", ông Chung nói.

Đồng thời Thủ tướng Hàn Quốc cũng chia sẻ cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cho thấy một thực tế rằng hai miền Triều Tiên không chỉ cấu thành một cộng đồng chung vận mệnh mà còn là một cộng đồng chung hướng tới cuộc sống và sức khỏe của người dân. Ông mong các nhà báo trên toàn thế giới tiếp tục ủng hộ hành trình kiên quyết của Hàn Quốc hướng tới hoà bình trên bán đảo Triều Tiên.

Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun nhấn mạnh tầm quan trọng của báo chí trong việc định hướng thông tin và dư luận.

Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun nhấn mạnh tầm quan trọng của báo chí trong việc định hướng thông tin và dư luận.

Chủ tịch Hội Nhà báo Hàn Quốc Kim Dong-hoon nhấn mạnh mặc dù hội nghị được tổ chức trực tuyến và rút gọn trong 03 ngày, từ 14-16/9 nhưng đây là dịp để các nhà báo trên toàn thế giới chia sẻ quan điểm, trao đổi về những nỗ lực thúc đẩy ngành báo chí trong thời điểm đại dịch bùng phát và đưa ra các khuyến nghị về các vấn đề mang tính toàn cầu.

Hội nghị gồm 03 phiên họp trực tuyến với 22 - 23 bài tham luận, chia sẻ của các nhà báo quốc tế cho mỗi phiên, tập trung bàn về vấn nạn tin giả ở mỗi quốc gia và vai trò của các nhà báo cũng như cách tiếp cận của từng cơ quan báo chí thế giới trong việc định hướng dư luận, hướng người dân tới nguồn tin chính thống và phản ứng của Chính phủ các nước trong việc ngăn chặn sự lan truyền của đại dịch COVID-19.

Ông Timur Shafir (Phó Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo Nga) chia sẻ: "Nhận thức về tính tiêu cực của việc lan truyền thông tin sai lệch, các tổ chức chính phủ ở nhiều nước đã và đang tìm kiếm các cơ chế để ngăn chặn. Ủy ban châu Âu đang phát triển một chiến lược toàn châu Âu để chống lại tin giả trên các nền tảng trực tuyến". Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ quan ngại về việc liệu pháp luật có trở thành công cụ để đấu tranh các ấn phẩm phản cảm và các tờ báo sẽ tự kiểm duyệt và đưa tin dựa trên những bản thông cáo báo chí hoặc công bố chính thức.

Giáo sư Lee Min-Kyu (Viện Báo chí và Truyền thông, Đại học Chung-Ang Hàn Quốc) cho hay: Tin giả là kẻ thù của báo chí. Tin tức giả ở khắp mọi nơi và luôn luôn như vậy. Giống như COVID-19, thời điểm người dân đón nhận và chia sẻ thông tin sai lệch đồng nghĩa với việc họ bị "nhiễm bệnh". Những người làm báo định hướng công chúng bằng báo chí chính thống bằng cách dẫn dắt cách thức tiếp cận vấn đề, cách thu thập dữ kiện, giải thích cho dư luận hiểu điều gì nên được coi là sự thật và tại sao. Quan trọng nhất, các nhà báo phải truyền đạt cách thức báo chí chính thống hoạt động cho công chúng. Nhiệm vụ này đòi hỏi lực lượng các nhà báo chuyên nghiệp, những người quan tâm sâu sắc đến nền dân chủ và quyền tự do ngôn luận dưới kỷ nguyên COVID-19.

Đồng quan điểm với Giáo sư Lee, đại diện Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ nếu trước đây, người ta cho rằng báo chí chỉ để đưa thông tin trung thực và công bằng thì giờ đây báo chí cần tham gia vào việc xác minh thông tin và vạch trần tin giả. Thời gian qua, các cơ quan báo chí của Việt Nam đã chung tay đưa ra những thông điệp nhất quán xung quanh tin tức sai sự thật; chủ động tăng thời lượng, số lượng các tin bài, đẩy mạnh việc tuyên truyền thông tin chính thống trên báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử và đặc biệt trên các nền tảng trực tuyến mà tờ báo tích hợp nhằm giúp người dân hiểu và nâng cao ý thức về phòng, chống dịch COVID-19. Niềm tin vào báo chí - truyền thông là điều quan trọng nhất trong thời gian khủng hoảng.

Bên cạnh đó, các nhà báo đã chia sẻ tương lai và vai trò của báo chí trong bối cảnh sự thay đổi của môi trường truyền thông hiện đại. Các nền tảng công nghệ và sự phát triển chóng mặt của các mạng xã hội như Facebook, Twitter... đã tạo ra thách thức với các cơ quan báo chí chính thống. Vấn đề về tự do báo chí, quyền con người, thực trạng báo chí tại các quốc gia cũng được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Hội nghị Nhà báo Thế giới do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức thường niên từ năm 2013. Mục đích là thúc đẩy hoà bình thế giới và đóng góp cho sự phát triển truyền thông, cũng như trao đổi kinh nghiệm báo chí đưa tin về bán đảo Triều Tiên.

Hòa My

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo