Hội nghị Davos: Mục tiêu khí hậu của nhiều quốc gia còn 'mơ hồ'

Thứ năm, 28/01/2021 15:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà hoạt động môi trường không mấy ấn tượng bởi các mục tiêu khí hậu cao cả nhưng kéo dài hàng thập kỷ của các chính phủ châu Á và muốn có hành động cụ thể, các cuộc họp trực tuyến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tuần này đã nêu rõ.

Các nhà máy ở Trung Quốc: Chính phủ Tập Cận Bình đang thúc đẩy kế hoạch đạt được mức độ trung lập các bon vào năm 2060, trong khi các nhà hoạt động đang kêu gọi ngân sách xử lý các bon ngay lập tức và ràng buộc hơn. Ảnh: Reuters

Các nhà máy ở Trung Quốc: Chính phủ Tập Cận Bình đang thúc đẩy kế hoạch đạt được mức độ trung lập các bon vào năm 2060, trong khi các nhà hoạt động đang kêu gọi ngân sách xử lý các bon ngay lập tức và ràng buộc hơn. Ảnh: Reuters

Những mục tiêu khí hậu 'mơ hồ'

Trong những tháng gần đây, các quốc gia và công ty trong khu vực đã và đang đặt ra các mục tiêu để giảm lượng khí thải carbon. Trung Quốc đặt mục tiêu đạt được mức độ trung hòa carbon, hay còn gọi là không phát thải ròng vào năm 2060. Nhật Bản và Hàn Quốc đã quyết tâm đạt được điều đó vào năm 2050.

Nhưng các mục tiêu như vậy là "mục tiêu mơ hồ, không đủ và mang tính giả thuyết", nhà hoạt động 18 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg cho biết trong một thông điệp video gửi tới các cuộc họp của Chương trình nghị sự Davos, mà không nêu tên các quốc gia cụ thể.

Thunberg nói: “Nó giống như thức dậy vào nửa đêm, thấy ngôi nhà của bạn bị cháy, sau đó quyết định đợi 10, 20 hoặc 30 năm trước khi bạn gọi cho sở cứu hỏa...".

Theo Thunberg, "những gì chúng ta cần là bắt đầu ngân sách carbon ràng buộc hàng năm dựa trên nền tảng khoa học tốt nhất hiện tại". Cô nói rằng, trong khi các nhà hoạt động "hoan nghênh mọi sáng kiến ​​về khí hậu, các đề xuất được trình bày và thảo luận ngày hôm nay vẫn còn rất lâu mới đủ". 

Nhà hoạt động khí hậu Greta Thunberg, trong chiếc áo khoác vàng, tham dự một cuộc biểu tình bên ngoài quốc hội Thụy Điển vào tháng 10 năm ngoái. Cô nói với Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong tuần này rằng các mục tiêu của các quốc gia là 'mục tiêu mơ hồ, không đủ và mang tính giả thuyết.' Ảnh: Reuters

Nhà hoạt động khí hậu Greta Thunberg, trong chiếc áo khoác vàng, tham dự một cuộc biểu tình bên ngoài quốc hội Thụy Điển vào tháng 10 năm ngoái. Cô nói với Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong tuần này rằng các mục tiêu của các quốc gia là 'mục tiêu mơ hồ, không đủ và mang tính giả thuyết.' Ảnh: Reuters

Động lực để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đang tăng lên

Các nhà lãnh đạo chính phủ phát biểu trước WEF chủ yếu tập trung vào những gì họ coi là mục tiêu đầy tham vọng và tiến trình của chúng, đồng thời kêu gọi hợp tác quốc tế.

Hoàng Nhuận Thu, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Sinh thái Trung Quốc hôm thứ Tư (27/1) nhắc lại mục tiêu của chính phủ là đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030 và trung lập vào năm 2060. Ông nhấn mạnh hợp tác đa phương, nói rằng "các nước phát triển cần phải hành động trước để đưa ra các biện pháp cụ thể và để hỗ trợ hiệu quả các nước đang phát triển".

Tương tự, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Shinjiro Koizumi nhắc lại mục tiêu năm 2050 của Thủ tướng Yoshihide Suga. Ông cũng giới thiệu kế hoạch thực hiện bán xe điện mới vào năm 2035 thông qua các ưu đãi. "Việc thiết kế lại hệ thống kinh tế xã hội của chúng ta chắc chắn là cần thiết', ông Koizumi nhấn mạnh.

Trong một báo cáo hôm thứ Tư, WWF- một tổ chức môi trường phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Sĩ lưu ý rằng các công ty đầu tư châu Á đặc biệt nhạy cảm. "Châu Á đặc biệt chịu rủi ro, với nhiều nền kinh tế của khu vực được thành lập dựa trên các ngành công nghiệp như sản xuất, ngư nghiệp và nông nghiệp...và rất dễ chịu tác động của biến đổi khí hậu".

Các tham luận viên của Davos cũng đề cập đến vai trò của việc đầu tư. Thống đốc Tokyo Yuriko Koike, trong một cuộc thảo luận hôm thứ Tư cho biết, chính quyền đô thị của thành phố này sẽ thúc đẩy 'tài chính xanh' khi nó chạy đua để trở thành trung tâm tài chính của châu Á.

Ông Koike cho biết chính quyền Thủ đô Tokyo đã trở thành chính quyền địa phương đầu tiên của Nhật Bản phát hành trái phiếu xanh. "Chúng tôi dự định đưa Tokyo trở thành thành phố hàng đầu về tài chính xanh". 

Động lực để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu dường như đang tăng lên khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ra lệnh quay trở lại khuôn khổ Thỏa thuận Paris vào ngày đầu tiên ông nhậm chức và lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vào tháng Tư. Khí hậu dự kiến ​​sẽ lại trở thành chủ đề chính khi WEF tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp tại Singapore vào cuối tháng 5.

Mai Bùi

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h