Hồi sinh “vàng đen” và “thực tế đau lòng” của châu Âu

Thứ năm, 15/09/2022 10:20 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Đây là thực tế đau lòng, song nếu không làm vậy, các kho dự trữ khí đốt sẽ không đủ đầy để cung cấp cho người dân qua mùa Đông năm nay” - đó là lời phân trần đầy vẻ chua chát của Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck.

Đây là thực tế đau lòng, song nếu không làm vậy, các kho dự trữ khí đốt sẽ không đủ đầy để cung cấp cho người dân qua mùa Đông năm nay” - đó là lời phân trần đầy vẻ chua chát của Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck trước việc Đức đang khẩn cấp khôi phục nhiệt than nhằm tránh thiếu hụt nhiên liệu do bị Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt. Điều đáng nói, “thực tế đau lòng” ấy đã, đang không diễn ra tại nước Đức.

Từ tuyên bố “tuyệt giao” nhiều năm trước

Cách đây dăm, bảy năm, báo chí châu Âu đã từng đồng loạt giăng tít rằng “than đá đã hết thời ở châu Âu”, rằng “châu Âu sẽ chấm dứt kỷ nguyên than đá

Quả thực thời đó, lục địa già đã chứng tỏ thái độ tuyệt giao quyết liệt của mình với than đá - dạng nhiên liệu mà họ cho rằng, tuy rẻ, tuy từng được xem là một thứ “vàng đen”, nguồn năng lượng thần kỳ, từng giúp châu Âu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp nhưng đồng thời cũng là nguồn “năng lượng bẩn”, là thủ phạm gây ra những hậu quả môi trường nghiêm trọng, khiến Trái đất nóng lên.

Theo các số liệu thống kê, nếu vào năm 1990, than góp phần sản xuất khoảng 40% sản lượng điện của châu Âu thì tới năm 2015, tỷ lệ này chỉ còn dưới 25% và cho tới nay, tỷ lệ này không ngừng được kéo xuống thấp. Năm 2015, châu Âu chỉ tiêu thụ 7% năng lượng sản xuất từ than so với 36% vào năm 1965.

hoi sinh vang den va thuc te dau long cua chau au hinh 1

Nhà máy nhiệt điện chạy than tại Garzweiler, Đức. Ảnh: AFP

Đơn cử như tại nước Anh, thời điểm năm 2017, nhiệt điện khí đứng số 1 về sản lượng điện, điện gió và điện mặt trời đứng thứ 3, trên điện than tận 2 bậc; thời điểm năm 2018, cả quốc gia này chỉ còn 8 nhà máy nhiệt điện với công suất 520 - 2.000MW nhưng được vận hành cầm chừng, cho có, một số nhà máy như Eggborough (1.964MW), Killroot (520MW) dần bị đóng cửa, 6 tháng đầu năm, nhiệt điện than chỉ tạo ra 6% điện cho nước Anh…

Tại Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu cách đây 2 năm, Lưỡng viện quốc hội Đức đã thông qua dự luật đến năm 2038 đóng cửa nhà máy năng lượng than đá cuối cùng, đến cuối năm 2022, 8 nhà máy năng lượng than đá ô nhiễm nhất của Đức sẽ bị đóng cửa. Đức đã đóng cửa mỏ than đá cuối cùng của nước này trong năm 2018 và đã lên kế hoạch để biến những mỏ than nâu rộng lớn thành khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu nghỉ dưỡng ven hồ.

Bộ trưởng Môi trường Đức thời điểm đó đã từng tuyên bố: “Đức là quốc gia công nghiệp hóa đầu tiên từ bỏ cả năng lượng than đá và năng lượng hạt nhân”, rằng Đức nói lời chia tay với năng lượng hoá thạch và hướng tới mục tiêu mọi năng lượng sản xuất tại quốc gia này sẽ khai thác từ nguồn có thể tái tạo.

Châu Âu đã từng quyết liệt với “vàng đen” như thế.

Đến quyết định “quay xe” đầy cay đắng

“Race to Zero” - “Cuộc đua đưa nhiên liệu hóa thạch về O” đã từng là chiến dịch được phần đa các quốc gia châu Âu hết sức hưởng ứng. Lợi ích về môi trường đã được đưa ra như một ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, khi “nồi cơm bát gạo” của mỗi quốc gia thành viên trực tiếp bị ảnh hưởng, an ninh năng lượng của toàn bộ châu lục bị đe dọa nghiêm trọng bởi nguồn cung khí đốt từ Nga hoàn toàn bị cắt giảm, thì lợi ích kinh tế là thứ đương nhiên phải được đặt lên hàng đầu, chứ không phải là lợi ích về môi trường.

Các nền kinh tế lớn trong khu vực như Đức, Italia, Áo và Hà Lan đều khẳng định các nhà máy nhiệt điện than có thể được sử dụng để bù đắp cho nguồn cung khí đốt thiếu hụt từ Moscow. Nói là làm, nhiều nước châu Âu như Pháp, Italia, Áo và Hà Lan đã công bố kế hoạch tái khởi động các nhà máy điện than cũ. Trong đó kế hoạch của Đức được cho là lớn nhất khi cho phép 21 nhà máy điện than hoạt động trở lại hoặc tiếp tục hoạt động trước ngày đóng cửa dự kiến trong 2 mùa đông tới.

hoi sinh vang den va thuc te dau long cua chau au hinh 2

Máy móc hạng nặng hoạt động tại mỏ than lớn nhất Hy Lạp. Ảnh: AP

“Đây là thực tế đau lòng, quyết định của Chính phủ Đức về việc hạn chế sử dụng khí đốt tự nhiên và đốt nhiều than là một quyết định “cay đắng”, song nếu không làm vậy, các kho dự trữ khí đốt sẽ không đủ đầy để cung cấp cho người dân qua mùa Đông năm nay” - Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck phân trần về quyết định của Chính phủ Đức.

Còn một số chuyên gia năng lượng thì lý giải rằng các nước châu Âu buộc phải hy sinh mục tiêu cắt giảm khí thải để đối phó với giá năng lượng tăng kỷ lục, rằng “không có con đường nào khác để nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga mà không gây ra thêm lạm phát và suy thoái nghiêm trọng”.

Biểu hiện của động thái “quay xe” này tới thời điểm hiện nay đã khá rõ ràng. Báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết tiêu thụ than trên toàn thế giới đã tăng trở lại khoảng 6% trong năm ngoái khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục sau cú sốc đại dịch COVID-19 và dự báo sẽ tăng 0,7% trong năm nay.

Trước đó, theo Vụ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), lượng điện sản xuất từ than đá ở EU đã tăng 19% trong quý 4 năm 2021 so với một năm trước đó, nhanh hơn bất kỳ nguồn điện nào khác, khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.

Và “sự trả giá khủng khiếp” đang đón đợi

“Pakistan và các quốc gia đang phát triển khác đang phải trả một cái giá khủng khiếp cho sự bất chấp của các nước phát thải lớn tiếp tục trông chờ vào nhiên liệu hóa thạch” - Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã đưa ra phát biểu trên ngày 10/9 khi đi thăm các vùng bị lũ lụt ở Pakistan. Người đứng đầu LHQ cũng kêu gọi các nước phát thải lớn ngừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang đầu tư vào năng lượng tái tạo để “chấm dứt chiến tranh với thiên nhiên”.

Và sự cảnh báo ấy không chỉ đến từ người đứng đầu LHQ. Chuyên gia Neil Makaroff, thuộc Mạng lưới Hành động Khí hậu, cho rằng việc quay trở lại sử dụng than là “lựa chọn tồi”. Nhóm hành động môi trường Carbon Market Watch đánh giá việc một số nước châu Âu cân nhắc chuyển sang sử dụng than là “đáng lo ngại”.

Bà Elif Gunduzyeli - điều phối viên chính sách năng lượng cấp cao tại Mạng lưới Hành động Khí hậu châu Âu – từng lên tiếng “Có thể hiểu được các quốc gia đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung khí đốt trong mùa đông tới, nhưng sử dụng than đá chỉ là lựa chọn ngắn hạn”.

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cũng từng chia sẻ: “Không chỉ có Hy Lạp, tất cả các nước châu Âu đang có những động thái nhỏ đối với các chương trình chuyển đổi năng lượng với các biện pháp ngắn hạn. Tôi nhấn mạnh rằng đây chỉ là các biện pháp ngắn hạn”, ông Mitsotakis nói tại sự kiện hôm 6/4.

Chính Thủ tướng Đức Olaf Scholz, khi phát biểu tại Đối thoại Khí hậu Petersberg ở Berlin do Đức và Ai Cập đồng chủ trì, đã từng thừa nhận: “Không ai có thể hài lòng với thực tế là hoạt động sản xuất điện sử dụng nhiên liệu than đang gia tăng trở lại ở Đức”. Người đứng đầu chính phủ Đức cũng cho biết sẽ không được tạo ra sự phụ thuộc lâu dài nào vào các nguồn năng lượng hóa thạch.

Mùa hè năm 2022 này, châu Âu đã trở thành “lò lửa”, hàng trăm người đã thiệt mạng… đó là cái giá quá đắt phải cho cái nóng khắc nghiệt, cho sự biến đổi khí hậu, cho tình trạng nóng lên toàn cầu, cho việc chúng ta đã quá lạm dụng việc sử dụng “vàng đen”.

Lối thoát khả dĩ duy nhất, theo cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) là “tăng tốc đầu tư hiệu quả vào nguồn năng lượng tái tạo và các công nghệ sạch khác”. Đó mới là một giải pháp dài hạn và mang tính bền vững. Nhưng làm được điều đó, thực sự là không dễ dàng, nhất là khi lợi ích về môi trường vẫn đang bị đặt lên bàn cân đo đếm với các lợi ích kinh tế khác.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế