Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát triển ẩm thực truyền thống Việt Nam”

Thứ bảy, 31/03/2018 18:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 31/3, tại phòng Hội thảo tầng 2, nhà A1, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo Khoa học “Bảo tồn và phát triển ẩm thực truyền thống Việt Nam”.

Báo Công luận
 Hội thảo đặt ra nhiều vấn đề của ẩm thực truyền thống Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa. Ảnh: Thu Huyền.

Hội thảo do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức. Tham dự buổi hội thảo có sự góp mặt của PGS.TS Vương Xuân Tình; Giáo sư sử học Lê Văn Lan; PGS.TS Đặng Văn Bùi – Phó Chủ tịch hội Di sản văn hóa Việt Nam cùng nhiều đầu bếp đoạt giải ở cuộc thi nấu ăn.

Trong quá trình hội nhập, các quốc gia tiếp thu nhiều tinh hoa văn hóa thế giới, mọi thứ đang đứng trước nguy cơ mất đi các giá trị truyền thống. Trong lĩnh vực ẩm thực, điều đó rất rõ. Do vậy, đầu tư để bảo tồn và phát triển ẩm thực truyển thống là nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan khẳng định món ăn Việt Nam trông đơn giản nhưng vẫn đạt đến độ tinh tế: “Truyền thuyết bánh chưng, bánh dày đã cho chúng ta biết nguồn gốc, lai lịch của hai thứ bánh quý đã thành biểu tượng của văn hóa dân tộc truyền thống. Thứ bánh hội tụ đầy đủ và hài hòa sự cân bằng âm dương và ngũ hành tương sinh”.

Người Việt Nam hiện nay đang dần quen với các món ăn Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, lo ngại nhiều món ăn truyền thống Việt có nguy cơ biến mất hoặc biến dạng. Giáo sư Đặng Văn Bài – Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam nhấn mạnh: “Trong xu thế hội nhập đòi hỏi ẩm thực Việt Nam phải xây dựng được thương hiệu”.

Ngoài ra, buổi hội thảo còn nêu ra một số vướng mắc kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm bổ sung chiến lược phát triển du lịch, ẩm thực ở Việt Nam.

Thu Huyền

Tin khác

Du khách nghẹn ngào khi xem bức tranh panorama tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ

Du khách nghẹn ngào khi xem bức tranh panorama tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, được xác định là cơ hội vàng để thu hút du khách về với Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón 550.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 520 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa