Hơn 6 triệu hộ gia đình mất điện, lãnh đạo Đài Loan xin lỗi toàn dân

Thứ sáu, 14/05/2021 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã lên tiếng xin lỗi người dân sau khi sự cố năng lượng gây mất điện trên diện rộng vào chiều ngày 13/5, làm ảnh hưởng đến hơn 6 triệu hộ dân và nhiều nhà máy sản xuất trên đảo.

Đường phố tại Đài Loan chìm trong bóng tối sau sự cố mất điện vào hôm 13/5. Ảnh: Nikkei.

Đường phố tại Đài Loan chìm trong bóng tối sau sự cố mất điện vào hôm 13/5. Ảnh: Nikkei.

Theo Nikkei Asia Review, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và các cơ quan liên quan đã lên tiếng xin lỗi và nhanh chóng khôi phục lại hế thống điện sau sự cố cắt điện trên diện rộng xảy ra vào chiều hôm 13/5. Sự cố đã khiến gần 6 triệu hộ gia đình và nhiều nhà máy sản xuất của các công ty trên đảo bị ảnh hưởng.

Đến tối cùng ngày, đại diện phía cơ quan kinh tế của Đài Loan cho biết việc cung cấp điện đã được khôi phục vào lúc 20h (giờ địa phương).

Vào khoảng 15h chiều ngày 13/5, một sự cố đã khiến bốn máy phát điện tại Nhà máy điện Hsinta ở phía nam thành phố Cao Hùng bị tạm ngừng. Điều này đã làm giảm nguồn cung cấp điện của hòn đảo xuống dưới mức an toàn, gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng.

Chang Ting-shu, người phát ngôn của công ty Taipower, chia sẻ với Nikkei rằng: “Đã xảy ra sự cố trong lưới điện do một nhà máy điện không thể phân phối điện, do đó, chúng tôi đã phải thực hiện các biện pháp phân chia điện nhằm đảm bảo an toàn. Điều này dẫn đến việc nhiều nơi xảy ra tình trạng mất điện. Tuy nhiên, chúng tôi có đủ nguồn cung cấp điện ngày hôm nay. Vấn đề là về an toàn của lưới điện, không phải vì thiếu điện”.

Nhiều nhà máy, khu công nghiệp trên đảo Đài Loan cũng bị ảnh hưởng bởi sự cố trên. Đại diện Hsinchu Science Park, trung tâm của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan, cho biết một số khu vực của khu công nghiệp này đã bị mất điện.

Tuy nhiên, các nhà máy quy mô lớn của các nhà sản xuất chip lớn nhất hòn đảo Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) và United Microelectronics cho biết họ vẫn được cung cấp điện bình thường, và chỉ ghi nhận điện áp yếu tại một số cơ sở sản xuất của công ty. Mặc dù vậy, TSMC cũng chia sẻ thêm rằng công ty đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp và bổ sung máy phát điện dự phòng để giảm thiểu tác động.

Nhà máy Hsinta, chạy cả máy phát điện chạy bằng than và khí đốt tự nhiên, là nhà máy điện lớn thứ ba ở Đài Loan. Ảnh: Getty.

Nhà máy Hsinta, chạy cả máy phát điện chạy bằng than và khí đốt tự nhiên, là nhà máy điện lớn thứ ba ở Đài Loan. Ảnh: Getty.

Công ty điện lực Đài Loan Taipower đã đưa một kế hoạch phân bổ lại nguồn điện sau sự cố. Đã có năm đợt ngừng cung cấp điện luân phiên trong một giờ đồng hồ. Mỗi đợt ảnh hưởng đến khoảng hai triệu hộ gia đình trên khắp Đài Loan, tổng cộng có khoảng 6 triệu hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Chang của Taipower nói với Nikkei Asia: “Vì sự an toàn của lưới điện, chúng tôi phải thực hiện các biện pháp phân chia điện”.

Lần cuối cùng Đài Loan bị mất điện trên diện rộng là vào năm 2017. Sự cố này đã ảnh hưởng đến khoảng 6,68 triệu hộ gia đình. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã xin lỗi toàn dân sau khi sự cố mất điện xảy ra. Đáng chú ý, người đứng đầu cơ quan phụ trách vấn đề kinh tế của Đài Loan ông Lee Chih Kung đã xin từ chức. Yêu cầu từ chức của ông Lee đã được Viện trưởng Viện hành pháp Đài Loan Lin Chuan chấp thuận.

Theo ghi nhận bước đầu của báo chí địa phương, sự cố đó xảy ra do “lỗi của con người”. Nguyên nhân là do lỗi vận hành khiến hệ thống điều khiển cung cấp khí đốt tự nhiên tại một nhà máy điện ở khu vực Taoyuan bị đình trệ, dẫn tới tình trạng mất điện trên diện rộng.

Sự cố đã “nhấn chìm” nhiều khu vực sầm uất của Đài Loan, trong đó cả thủ phủ Đài Bắc trong bóng tối trong nhiều giờ đồng hồ. Theo báo cáo, chỉ tính riêng tại thành phố Tân Đài Bắc khi sự cố trên xảy ra, đã có khoảng 27.000 trường hợp ghi nhận bị mắc kẹt trong thang máy,.

Chính quyền Đài Loan dự kiến sẽ loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào năm 2025. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu năng lượng, giới chức Đài Loan đang xây dựng một nhà ga khí đốt tự nhiên thứ ba và quy mô lớn ở ngoài khơi Taoyuan để tăng cường sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng làm nguồn điện chính của quốc gia. Tuy nhiên, việc xây dựng bến cảng bị các nhóm môi trường phản đối vì nguy cơ phá hủy môi trường sống của các rạn san hô tảo.

Hương Vũ

Tin khác

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h
Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

(CLO) Chỉ huy hàng đầu của Ukraine hôm Chủ nhật (28/4) cho biết, quân đội Kiev đã rút lui khỏi ba ngôi làng ở chiến trường phía đông nước này bởi sức ép quá mạnh từ lực lượng đông đảo của Nga.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Ngày 28/4, các quan chức Nga cảnh báo Mỹ và phương Tây rằng Moscow sẽ có phản ứng "ăn miếng trả miếng" và "quyết liệt" nếu tài sản đóng băng của nước này bị tịch thu.

Thế giới 24h
Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết Israel đã đồng ý lắng nghe những quan ngại và suy nghĩ của Mỹ trước khi tiến hành cuộc tấn công vào thành phố biên giới Rafah ở Gaza.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h