HOSE nợ nhà đầu tư “nhiều lời xin lỗi” nhưng nhà đầu tư cũng nên “có trách nhiệm hơn khi đặt lệnh”

Thứ năm, 24/06/2021 14:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Nguyễn Duy Hưng, dù ngoài mong muốn và hoàn toàn không do lỗi điều hành gây ra nhưng phải có ai đó xin lỗi nhà đầu tư. Song, ông Vũ Hữu Điền cho rằng, các nhà đầu tư cá nhân cũng nên có trách nhiệm hơn khi đặt lệnh để sàn HOSE được cải thiện.

Tại toạ đàm "Nghẽn  lệnh  HOSE: Thực  trạng và Giải pháp" diễn ra ngày 24/6, nói về kế hoạch sửa nghẽn lỗi HOSE trong 100 ngày, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán SSI nhấn  mạnh “tôi thua và xin chúc mừng HOSE, FPT cùng ban dự án làm tốt đáp ứng mong mỏi nhà đầu tư”.

Toạ đàm trực tuyến

Toạ đàm trực tuyến "Nghẽn  lệnh  HOSE: Thực  trạng và Giải pháp" diễn ra ngày 24/6 - Ảnh chụp màn hình

Bởi trước đó, ông không tin sẽ hoàn thành được nhiệm vụ này trong khoảng thời gian ngắn đó. Lý giải cụ thể, ông Hưng nói rằng không phải lo ngại về các giải pháp công nghệ mà về chính sách, cơ chế.

Song, theo ông Hưng: “Dù bất cứ lý do gì chúng ta vẫn nợ nhà đầu tư một lời xin lỗi”. Bởi, dù ngoài mong muốn và hoàn toàn không do lỗi điều hành gây ra, nhưng nhà đầu tư nhận thiệt hại từ lỗi này và phải có ai đó xin lỗi họ.

“Vì họ trả tiền, trả phí cho công ty chứng khoán, Sở để cung cấp dịch vụ. Các thành viên thị trường nên gửi lời xin lỗi nhà đầu tư", ông Hưng nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI

Chủ tịch SSI cho rằng, hiện nay chúng ta nghe nhiều kiến nghị của nhà đầu tư nước ngoài để hoàn thiện thị trường chứng khoán, nhưng để phát triển được thị trường thì nhà đầu tư trong nước rất quan trọng, họ cần được lưu tâm.

Về phần mình, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) Trần Văn Dũng nhấn mạnh: "Chúng ta không phải nợ nhà đầu tư một lời xin lỗi mà là nợ nhiều lời xin lỗi".

"Tôi từng làm Chủ tịch HNX, HOSE và giờ là Uỷ ban Chứng khoán. Chúng tôi nợ nhà đầu tư nhiều lời xin lỗi, mong nhà đầu tư hiểu rằng bối cảnh thế này cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan trực tiếp, chúng tôi đã rất nỗ lực. Giai đoạn hiện nay anh em làm thâu đêm là chuyện bình thường, không phải một ngày mà nhiều ngày để hệ thống quản lý được", ông Dũng chia sẻ.

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước - Ảnh chụp màn hình

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước - Ảnh chụp màn hình

Với vai trò là một tổ chức vận hành thị trường, ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc HOSE cho rằng dù bất cứ lý do gì dẫn đến tình trạng nghẽn lệnh thì HOSE phải nhận một phần trách nhiệm. Theo ông Trà, đơn vị này đang phối hợp với các bên và rất nỗ lực trong thời gian qua để khắc phục sự cố, tổ chức vận hành thị trường một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, ở góc độ nhà đầu tư tổ chức, ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc phụ trách Danh mục đầu tư Công ty Dragon Capital cho rằng: "Các nhà đầu tư cá nhân cũng nên có trách nhiệm hơn khi đặt lệnh".

Ông Điền chỉ ra, số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân 18 tháng qua bằng 12 năm trước cộng lại. Các công ty chứng khoán nâng cao năng lực hơn, thậm chí giao dịch bằng robot.

Việc nghẽn lệnh diễn ra khi tổng giao dịch toàn thị trường HOSE đạt 14.000-15.000 tỷ đồng/phiên. Bằng nhiều giải pháp như nâng lô 100, khuyến cáo nhà đầu tư hạn chế sửa lệnh, tổng giao dịch thị trường cuối cùng cũng lên 1 tỷ đô.

Ví hệ thống như con đường, Giám đốc phụ trách Danh mục đầu tư Công ty Dragon Capital cho rằng giao thông mà không theo luật hay quy định sẽ dẫn đến “kẹt xe”.

Ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc phụ trách Danh mục đầu tư Công ty Dragon Capital

Ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc phụ trách Danh mục đầu tư Công ty Dragon Capital

Ông cũng chỉ ra thực trạng, khi tổng cho vay margin của công ty chứng khoán đạt mức cao không cho vay thêm được, nhà đầu tư đã mở thêm công ty khác để lấy được margin cho giao dịch, làm tăng số lượng lệnh chia nhỏ ở nhiều nơi.

Do  đó, theo  ông Điền, các nhà đầu tư cá nhân đặt lệnh nên có trách nhiệm hơn để hệ thống HOSE được cải thiện. Hoạt động đầu cơ, giao dịch bằng máy, robot nên hạn chế giai đoạn này để thị trường vượt qua khó khăn, cho đến khi áp dụng hệ thống FPT và sau là KRX.

Đồng quan điểm, ông Trần Tiến Dũng, một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cho rằng, sau 20 năm nhà đầu tư tham gia vào thị trường quá lớn, nghẽn lệnh là bình thường.

Theo ông, hầu hết sự phản ứng dữ dội đến từ nhà đầu tư mới, những người thiếu trang bị kiến thức cho bản thân. Ông Dũng khuyến cáo các nhà đầu tư mới nên học, đọc sách, tìm môi giới có kiến thức, công ty chứng khoán uy tín để hỗ trợ cho mình.

Kỳ Hoa

Tin khác

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

(CLO) Doanh thu tăng trong Quý 1/2024, Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại. Chi phí tài chính vẫn đang là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

(CLO) Dù báo lãi cả trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng suốt 5 năm, cổ đông của Nafoods (NAF) không nhận được 1 đồng cổ tức.

Tài chính - Bảo hiểm
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm
Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

(CLO) Mới đây nhất, kể từ ngày 2/5, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm và là ngân hàng đầu tiên điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 5/2024 ngay sau kỳ nghỉ lễ. 

Tài chính - Bảo hiểm