Huế - Đà Nẵng bàn phương án trùng tu di tích Hải Vân Quan vào năm 2019

Thứ hai, 17/09/2018 21:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều ngày 17/9, tại thành phố Huế, ngành Văn hóa, Thể thao và ngành Du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo bàn phương án trùng tu, bảo tồn di tích Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân, đã được các nhà nghiên cứu cơ bản đồng tình.

Báo Công luận
 Di tích Hải Vân Quan trên đèo Hải Vân


Hải Vân Quan là một di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, quân sự vô cùng đặc biệt, với quy mô và kết cấu quy chuẩn của một lũy thành phòng thủ. Nơi đây luôn giữ vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước, không chỉ của các triều đại quân chủ Việt Nam trước đây mà còn có giá trị trong giai đoạn hiện nay. Di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Đây là sự khẳng định những giá trị quý của di tích và cần được bảo tồn, tôn tạo, phát huy. 

Tại hội thảo, đại diện Phân viện Khoa học Công nghệ và Xây dựng tại miền Trung (Viện Khoa học CNXD - Bộ Xây dựng) đã báo cáo tư vấn hai phương án trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan, gồm: Phương án 1 phục hồi toàn bộ các công trình phía trong ranh giới vùng 1 bảo vệ di tích, một đoạn đường Thiên Lý Bắc Nam về cả phía Huế và Đà Nẵng, theo nguyên trạng di tích dưới thời nhà Nguyễn. Các công trình nằm giữa ranh giới vùng 1 và vùng 2 của di tích (công trình xuất hiện từ 1945-1975) sẽ được bảo tồn thích nghi. Phương án này theo đó sẽ có 15 hạng mục, với kinh phí khoảng hơn 39 tỉ đồng. Phương án 2 đề xuất bảo tồn nguyên trạng các công trình được xác định có trước 1975, đặc biệt thời kỳ chiến thắng Đồn Nhất (Pháp thuộc), với kinh phí đề xuất hơn 23 tỉ đồng.

Báo Công luận
 Toàn cảnh Hội thảo

 

Các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, các nhà chuyên môn và quản lý cơ bản thống nhất đồng tình lựa chọn phương án 1. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, các đơn vị lập dự án phải khảo sát kỹ tư liệu lịch sử, hoàn chỉnh dự án và bổ sung các hạng mục hạ tầng dịch vụ như bãi đỗ xe, khu dịch vụ… Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều cứ liệu lịch sử mô tả chi tiết công trình Hải Vân Quan qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau để bổ sung cho tổng thể về cảnh quan, chi tiết công trình cũng như những yếu tố lịch sử, văn hóa, phong thủy… của di tích và đề nghị trong quá trình lập dự án phải đặc biệt lưu ý.

Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, “việc nghiên cứu tài liệu viết, ảnh tư liệu và kết quả nghiên cứu khảo cổ học không chỉ làm sáng rõ những giai đoạn hình thành, biến đổi của di tích Hải Vân Quan mà còn xác định được cụ thể quy mô, kết cấu, vị trí, kích thước và tính chất từng công trình kiến trúc trong tổng thể khu di tích. Qua đó, đã "bóc tách" được những giai đoạn xây dựng, sửa chữa, cải tạo lại di tích theo từng thời kỳ lịch sử, cung cấp cứ liệu khoa học chân xác và nhận thức mới, đầy đủ hơn, toàn diện hơn về di tích Hải Vân Quan”. 

Ông Hải nói thêm; “Cần thiết kế, tôn tạo, phục hồi di tích Hải Vân Quan theo mặt bằng kiến trúc thời Nguyễn với chức năng như một pháo đài quân sự đặc biệt. Theo đó, sẽ phục hồi lại hệ thống tường thành, ụ súng Thần công, bậc cấp, đường đi qua hai cổng; nghiên cứu phục hồi kiến trúc nhà Trú Sở và Vũ Khố làm nơi đón tiếp khách tham quan, thiết kế trưng bày bảo tàng giới thiệu lịch sử hình thành, biến đổi của di tích...”

Đại diện ngành Văn hóa, Thể thao và ngành Du lịch Đà Nẵng cho biết, dù chọn theo phương án nào, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này đều xác định phải bảo tồn Hải Vân Quan. Ngoài ra, để có thể kịp khởi công phục hồi, tôn tạo trong năm 2019, hai địa phương cần giải quyết đúng các vấn đề pháp lý và đề cao vai trò giám sát, đồng hành trong bảo tồn di tích văn hóa, lịch sử Hải Vân Quan.

Do nằm ở vị trí giáp ranh giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, nhiều năm qua, di tích Hải Vân Quan dường như bị lãng quên. Mới đây, Hải Vân Quan đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia, cần được bảo tồn, trùng tu.

Cái Văn Long

Tin khác

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng nay 3/5, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

(CLO) Giải Đua ghe Ngo năm 2024 được tổ chức với quy mô vùng, quy tụ từ 60 đến 65 đội trong và ngoài tỉnh tham gia tranh tài.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội"

(CLO) Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội" - là một trong các hoạt động giàu ý nghĩa chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

(CLO) Bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký công văn gửi Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, đồng ý cho phép tổ chức vòng bán kết Cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024”.

Đời sống văn hóa
Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa