Huế: Khởi công dự án 76 tỷ đồng để xử lý đất nhiễm chất độc Dioxin

Thứ sáu, 02/10/2020 20:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 2/10, tại sân bay A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tự lệnh Hóa học đã tổ chức khởi công Dự án “Xử lý đất nhiễm chất độc Dioxin”. Dự án có tổng mức đầu tư trên 76 tỷ đồng.

Các lãnh đạo Trung ương và địa phương tham dự lễ khởi công.

Các lãnh đạo Trung ương và địa phương tham dự lễ khởi công.

Đến dự có Thượng tướng Nguyễn Chí Vĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng; Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh, Tham Mưu trưởng Quân khu 4; Đại diện Văn phòng Chính phủ, cán bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương...

Trong chiến tranh, Mỹ đã sử dụng thung lũng A So của huyện A Lưới làm sân bay dã chiến. Đây cũng là nơi chứa chất độc hóa học, là trạm trung chuyển để không quân Mỹ đi phun rải chất độc ở khu vực miền Trung.

Trong 10 năm (1961-1971), Thừa Thiên Huế với trọng điểm là sân bay A So là nơi hứng chịu khối lượng lớn dioxin, do đó tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng là một trong những địa bàn chịu hậu quả nặng nề của chất độc dioxin. Toàn tỉnh hiện có gần 16.000 người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, riêng huyện A Lưới có khoảng 5.000 người.

Ông Hồ Văn Tôi, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn, huyện A Lưới cho biết: “Từ năm 1998 đến năm 2000 các nhà nghiên cứu lên đây để nghiên cứu, sau đó phát hiện ở đây tồn lưu chất độc dioxin quá mức cho phép. Do vậy, từ năm 2002 đến 2003, chính quyền địa phương đã di rời bà con ở khu vực này lên phía trên có tồn lưu chất độc nằm trong mức cho phép, tuy vậy nhưng qua quá trình sinh sống bà con rất lo lắng”.

Tham quan chứng tích chiến tranh hóa học của Quân đội Mỹ tại sân bay A So.

Tham quan chứng tích chiến tranh hóa học của Quân đội Mỹ tại sân bay A So.

Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Đây là một dự án mà lần đầu tiên dùng ngân sách của Chính phủ Việt Nam, ngân sách của sự nghiệp môi trường bằng 100%, với tổng đầu tư trên 76 tỷ đồng, đây là một sự nổ lực rất lớn của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, như Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên Môi trường và các Bộ ngành liên quan. Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường đã tiến hành điều tra, khoanh vùng những khu vực có đất ô nhiễm cao nhất với diện tích khoảng 5ha. Diện tích đất này cần phải được xử lý triệt để để đưa về ngưỡng an toàn để sử dụng cho nông nghiệp”.

Sau chiến tranh đã có một số dự án khảo sát tình trạng đất nhiễm độc trên địa bàn huyện A Lưới. Các kết quả khảo sát đã cơ bản xác định được khu vực ô nhiễm tại sân bay A So, với diện tích ô nhiễm ước tính khoảng 5,0 ha, chiều sâu ô nhiễm trung bình 0,7m, tổng khối lượng đất ô nhiễm cần xử lý là 35.000 m3. Trong đó có khoảng 6.600 m3 đất nhiễm có nồng độ ô nhiễm trên 200ppt (mức độ ô nhiễm rất nặng).  

Thượng tướng Nguyễn Chí Vĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin đối với môi trường và con người là vấn đề được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương và nhân dân Việt Nam đặc biệt quan tâm. Đây là hoạt động mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hướng tới thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Na đã cam kết với Liên Hiệp quốc.

Nhằm nhanh chống tiến hành các biện phám tẩy đất ở sân bay A So, tháng 2 năm 2019, Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến trang ở Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng chính phủ đề nghị phép lập dự án: Xử lý đất nhiễm da cam/dioxin tại sân bay A So, A Lưới. Đến nay, Thủ tưởng chính phủ giao cho Bộ quốc phòng trực tiếp là Bộ Tư lệnh Hóa học chủ trì thực hiện dự án.

Việc triển khai thực hiện dự án khẳng định những nỗ lực của Bộ Quốc phòng trong công tác khắc phục hậu quả chiến tranh. Dự án được đánh giá sẽ mang lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án “Xử lý đất nhiễm độc chất dioxin tại sân bay A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” dự kiến sẽ được tiến hành trong 2 năm 2020-2022.

                         Trần Tình

Tin khác

Hà Tĩnh vinh danh 42 điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh vinh danh 42 điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 16/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 17/5: Cả nước trời nắng

Dự báo thời tiết ngày 17/5: Cả nước trời nắng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 17/5/2024, cả nước trời nắng, phía Nam có nơi nắng nóng trên 35-36 độ C.

Đời sống
Bắt giữ tài xế say rượu, tông chết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn vào Quảng Bình

Bắt giữ tài xế say rượu, tông chết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn vào Quảng Bình

(CLO) Nguyễn Xuân Hải uống rượu say, sau đó điều khiển ô tô gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn vào Quảng Bình.

Đời sống
Vì sao chợ Thủ Đức 'thất thủ', đường bể, bung nắp cống trong mưa lớn?

Vì sao chợ Thủ Đức 'thất thủ', đường bể, bung nắp cống trong mưa lớn?

(CLO) Chiều 16/5, tại phiên họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP HCM, ông Mai Hữu Quyết, Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức thông tin về dự án hệ thống thoát nước trên đường Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức) "thất thủ" trong trận mưa lớn chiều qua (15/5).

Đời sống
Ninh Bình: Kiểm tra toàn bộ đê, kè, cống, đảm bảo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Ninh Bình: Kiểm tra toàn bộ đê, kè, cống, đảm bảo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc đề nghị các địa phương bổ sung, hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đê, kè, cống; các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, quy trình vận hành xử lý lũ, nhất là tại các khu vực trọng điểm.

Đời sống