Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc dự Giải báo chí Quốc Gia lần thứ XV

Thứ tư, 27/01/2021 07:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hội đồng Giải báo chí Quốc Gia năm 2020 vừa ban hành công văn số 01/HD-HĐGBCQG về hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc dự Giải báo chí Quốc Gia lần thứ XV - năm 2020.

Theo điều lệ Giải báo chí Quốc Gia (sửa đổi), cơ cấu Giải báo chí Quốc Gia lần thứ XV – năm 2020 gồm có 11 nhóm giải và Giải đặc biệt, Giải phụ do Hội đồng Giải xem xét, quyết định.

Hình ảnh tại Lễ trao Giải Báo chí quốc gia năm 2019. Ảnh: Minh Khánh

Hình ảnh tại Lễ trao Giải Báo chí quốc gia năm 2019. Ảnh: Minh Khánh

Cụ thể: ở nội dung Báo in có 3 nhóm giải gồm: Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn; Giải xã luận, bình luận, chuyên luận; Giải phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo, ghi chép.

Nội dung Báo phát thanh, có 2 nhóm giải: Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp; Giải phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký.

Nội dung Báo hình (truyền hình), có 3 nhóm giải: Giải tin, phóng sự, ký sự; Giải bình luận, giao lưu, tọa đàm; Giải phim tài liệu truyền hình.

Nội dung Báo điện tử có 2 nhóm giải: Giải tin, bải phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến; Giải phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép.

Nội dung giải Ảnh báo chí có 1 nhóm giải: Giải ảnh đơn, phóng sự, ảnh, nhóm ảnh.

Giải đặc biệt, Giải phụ do Hội đồng Giải xem xét, quyết định, tùy tình hình cụ thể.

Điều kiện dự giải: Những tác phẩm đã được sử dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2020 trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những tác phẩm được sử dụng trong thời gian này đã được trao giải thưởng ở các cuộc thi của địa phương, ngành hoặc liên ngành trung ương vẫn được quyền dự Giải Báo chí quốc gia, nhưng cần ghi rõ thông tin về cuộc thi, đơn vị tổ chức và mức giải.

Về tiêu chuẩn xét chọn - nội dung tác phẩm báo chí:

Bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, của địa phương, phản ánh kịp thời và sâu sắc tình hình thực tế, có tính phát hiện, phục vụ thiết thực sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phản ánh trung thực đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước, việc triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIi, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước trong năm 2020 - với nhiều sự kiện chính trị lớn của đất nước.

Khuyến khích các tác phẩm báo chí về các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, nhất là những nỗ lực trong phòng, chống thiên tai, lũ lụt, đại dịch Covid-19; phê phán, chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch; thông tin chính xác và kịp thời những sự kiện quốc tế quan trọng.

Không xét tác phẩm cổ tính chất hư cấu (thơ, tranh vẽ, tiểu phẩm, ký văn học, câu chuyện văn nghệ, truyện ngắn, tạp văn..

Yêu cầu về chất lượng và hiệu quả xã hội của tác phẩm:

+ Thông tin chính xác, trung thực, khách quan.

+ Nêu được vấn đề mới, có tính phát hiện.

+ Đề cập những vấn đề Đảng, Nhà nước, nhân dân quan tâm, có tính định hướng dư luận cao, thuyết phục, có tác động tích cực đến đối sống xã hội.

+ Tác phẩm biểu dương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, có phát huy hiệu quả trong thực tế.

+ Tác phẩm đề cập những vụ việc tiêu cực phải được các cơ quan có thẩm quyền kết luận là đúng sự thật hoặc đã được các tổ chức, cá nhân sai phạm thừa nhận và khắc phục.

+ Tác phẩm đề cập đến lĩnh vực chuyên ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, lịch sử, còn có những ý kiến khác nhau thì phải được cơ quan có thẩm quyền chuyên ngành thẩm định.

Về các bước tiến hành tuyển chọn từ cơ sở:

Đầu tiên lập ban tuyển chọn và xét giải, trong đó Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố lập ban tuyển chọn từ 7 đến 9 người, tiếp nhận tác phẩm dự giải ở các Chi hội. Ban tuyển chọn gồm lãnh đạo Hội Nhà báo địa phương, Sở TT&TT, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, lãnh đạo các cơ quan báo chí, những nhà báo có chuyên môn cao. Đối với các Liên chi hội, Chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương Hội lập Ban tuyển chọn, bao gồm đại diện cấp hội, đại diện lãnh đạo cơ quan báo chí và đại diện phóng viên, biên tập viên, để tuyển chọn tác phẩm gửi dự Giải Báo chí quốc gia.

Quy định về số lượng tác phẩm, tác giả gửi dự giải:

Mỗi Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố chọn gửi 30 tác phẩm của 30 tác giả hoặc nhóm tác giả. (riêng Hà Nội, TP Hồ Chí Minh chọn gửi 60 tác phẩm của 60 tác giả hoặc nhóm tác giả) Các Ban tuyển chọn cần lưu ý bảo đảm cân đối số lượng tác phẩm của các loại hình báo chí và các loại giải. Không nên chọn nhiều tác phẩm thuộc một loại hình hoặc thuộc một thể loại. Mỗi tác giả hoặc mỗi nhóm tác giả chỉ được chọn gửi 1 tác phẩm dự giải và mỗi tác giả chỉ được đứng tên ở một tác phẩm hoặc trong một nhóm tác giả.

Thời hạn gửi tác phẩm dự giải về trung ương Hội: Hạn cuối cùng ngày 10/3/2021 (theo dấu bưu điện). Theo địa chỉ, Ban Thư ký tổng hợp Giải Báo chí quốc gia - Hội Nhà báo Việt Nam 59 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài bì ghi rõ: Dự Giải Báo chí quốc gia lần thứ XV – năm 2020. Điện thoại: 0243935.1071; 0972628386. Email: bannghiepvu.hnb@gmail.com.

Lê Tâm

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội