Hướng đi nào cho chè Việt?

Thứ năm, 08/08/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá trị thu về lại không cao do lượng xuất khẩu chè vẫn ở dạng thô, giá bán thấp và hiện tại chưa có tiêu chuẩn cụ thể để tăng năng suất chất lượng, tạo uy tín trên thị trường quốc tế.

Tăng về lượng nhưng giảm về giá trị!

6 tháng đầu năm 2019, mặc dù xuất khẩu chè tăng cả về lượng và giá trị nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu chè những tháng đầu năm 2019 đạt 57,1 nghìn tấn, trị giá 99 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và 8,7% trị giá so với cùng kỳ. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chè Việt Nam, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu chè đang phải đối mặt sự cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều nước có thị phần lớn. Bên cạnh đó, giá chè trên thế giới có xu hướng giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị xuất khẩu của ngành chè.

Sản phẩm chè của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Pakistan, đạt 17,2 nghìn tấn, trị giá 34,6 triệu USD; Giá chè xuất khẩu bình quân sang thị trường này đạt 2.007,9 USD/tấn, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp theo là thị trường Đài Loan đạt 8,5 nghìn tấn, trị giá 13,3 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 5,4% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.559,9 USD/tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Đức, Nga, Indonesia… lại có xu hướng giảm.

Được coi là quốc gia có thế mạnh về cây chè nhưng giá trị xuất khẩu của chè Việt lại tương đối thấp.

Được coi là quốc gia có thế mạnh về cây chè nhưng giá trị xuất khẩu của chè Việt lại tương đối thấp.

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá trị thu về lại không cao. Thực tế cho thấy, nguyên liệu chè cung cấp cho các nhà máy chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Trong đó, khoảng 90% sản lượng chè của Việt Nam xuất khẩu vẫn ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng ngành chè cần nâng cao khả năng cạnh tranh về giá và phải cải thiện mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm.

Có thể khẳng định, hiện nay, các nhà sản xuất chè Việt Nam vẫn được khách hàng quốc tế biết đến về khả năng cung cấp khối lượng lớn, giá rẻ và chất lượng XK trung bình. Thậm chí, nhiều sản phẩm chè Việt Nam bị đánh giá là thấp, do đó giá bán chỉ tương đương 50% so với giá chè trung bình của Srilanka và thấp hơn so với các nước khác có chè XK. Để thay đổi được hình ảnh này là một thách thức rất lớn đối với mỗi công ty sản xuất và XK, và đối với cả ngành chè Việt.

Xây dựng thương hiệu cần có định hướng

Cùng với việc nâng cao chất lượng, theo các chuyên gia lĩnh vực này, việc xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm chè đòi hỏi DN ngành chè cần phải có định hướng. Đối với DN XK sản phẩm thô, đóng gói bao lớn, chưa có thương hiệu sản phẩm thì nên tập trung vào thương hiệu DN, dưới góc độ là một đối tác chuyên nghiệp, thông thạo trên thị trường quốc tế, đảm bảo được độ tin cậy và khả năng cung ứng.

Còn với thương hiệu sản phẩm chè đóng gói, để có thể XK được chè thành phẩm, đóng trong bao bì nhỏ, có thương hiệu của DN Việt và phân phối được tới tay người tiêu dùng quốc tế thì đó là cả một chặng đường dài, cần rất nhiều nỗ lực và chi phí của DN XK và của toàn bộ chuỗi cung ứng chè.

Theo các chuyên gia, thương hiệu là yếu tố chủ yếu quyết định khách hàng mua sản phẩm. Thương hiệu không chỉ là tài sản của DN mà còn là tài sản của quốc gia. Việc xây dựng thương hiệu cần phải có thời gian và lộ trình để tích tụ năng lực và kinh nghiệm. Ngoài việc hỗ trợ từ phía Nhà nước, các bộ, ngành địa phương rất cần sự nỗ lực của mỗi DN.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), muốn nâng cao chất lượng sản phẩm và giá bán, ngành chè phải kiểm soát được chất lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón và nhất là thuốc bảo vệ thực vật. Kiên quyết chấm dứt tình trạng các lô hàng bị trả về do tồn dư thuốc BVTV nằm trong danh mục thuốc không được phép sử dụng của nước nhập khẩu. Cùng với đó, các địa phương phải khẩn trương nâng tỷ lệ chè xanh chất lượng cao từ 15% hiện nay lên 30 đến 40% vào năm 2020.

Phấn đấu 100% số cơ sở sản xuất chè được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Chỉ xem xét cấp phép đầu tư, xây dựng mới và mở rộng nhà máy chế biến chè với những nhà máy được đầu tư công nghệ hiện đại và có vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy. Cơ quan chức năng cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong công tác phát triển sản xuất chè an toàn, kết hợp chuyển đổi giống mới, thâm canh, nâng cao chất lượng chè, có hiệu quả và bền vững; rà soát, cập nhật, xây dựng và ban hành quy trình sản xuất chè an toàn để người dân dễ áp dụng.

Cùng với đó, thí điểm xây dựng vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Phương Nguyên

Tags:

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp