Thanh Hoá: 

Huy động nguồn lực, sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Thứ ba, 06/02/2024 23:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đang làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh.

Sự kiện: tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng nông thôn mới được xác định là bước đệm quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và lâu dài. Từ thành công của xây dựng xã nông thôn mới, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tập trung nguồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Ngoài sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, sự ủng hộ của Nhân dân là một trong những yếu tố then chốt huy động nguồn lực xã hội hóa, từ đó tạo được sự đồng thuận để thực hiện nhiệm vụ này.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hoá trong năm 2023 tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra: Chỉ tiêu số lượng xã nông thôn mới nâng cao đã đạt và vượt kế hoạch; số lượng sản phẩm OCOP đạt và vượt kế hoạch. Số lượng xã đạt chuẩn của tỉnh thuộc top đầu cả nước (xã nông thôn mới đứng thứ hai, xã nông thôn mới nâng cao đứng thứ ba và xã nông thôn mới kiểu mẫu đứng thứ năm cả nước); Nhiều mô hình kiểu mẫu trong xây dựng nông thôn mới được Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị xã hội, triển khai và nhân rộng; Chất lượng của các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được nâng lên; Số lượng sản phẩm OCOP thuộc top 5 cả nước và đa dạng về chủng loại (đại diện cho các vùng miền của tỉnh: ven biển, đồng bằng và miền núi).

huy dong nguon luc su tham gia cua nguoi dan trong xay dung nong thon moi hinh 1

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng đoàn công tác thăm công trình đường giao thông nông thôn.

Năm 2023, cùng với nguồn vốn Trung ương, tỉnh hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án và huy động các nguồn lực khác, các địa phương đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên 4.583 km đường giao thông nông thôn; 1.368 km giao thông nội đồng; 156 km kênh mương và rãnh thoát nước; 129 công trình thủy lợi; 1.096 phòng học các cấp; 71 nhà văn hóa - khu thể thao xã, 420 nhà văn hóa - khu thể thao thôn; 27 chợ nông thôn, 01 trung tâm dịch vụ thương mại; 41 Trạm y tế xã.... Đặc biệt, đưa vào hoạt động một số dự án quy mô lớn trong lĩnh vực nông nghiệp như: Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 1; Chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Khu chăn nuôi bò giống và thương phẩm ứng dụng công nghệ cao Dabaco Thanh Hóa. Nhiều doanh nghiệp và Hợp tác xã đã đầu tư, liên kết sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, sản xuất lúa giống, chế biến nông, lâm sản, cơ giới hóa đồng bộ, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

huy dong nguon luc su tham gia cua nguoi dan trong xay dung nong thon moi hinh 2

Đoàn viên thanh niên tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Công tác giáo dục được các ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, chú trọng, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Qua công tác kiểm tra, đánh giá đến ngày 30/6/2023, toàn tỉnh đã có 27 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó. Tỷ lệ số xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, tỷ lệ xóa mù chữ đạt mức độ 2, số xã được đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập cấp xã” từ loại Khá trở lên đều đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc, học nghề đạt tỷ lệ 94,33% năm học 2021-2022.

Các cơ sở y tế tiếp tục nâng cao chất lượng, ứng dụng kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản dễ dàng hơn, có chất lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí; triển khai mô hình khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp điện tử và ứng dụng VneID. Đến nay 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn đã thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Lũy kế đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 360 xã và 717 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 90 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 16 xã và 411 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 464 sản phẩm OCOP được công nhận. Bình quân toàn tỉnh đạt 16,85 tiêu chí/xã. 

huy dong nguon luc su tham gia cua nguoi dan trong xay dung nong thon moi hinh 3

Người dân hiến đất mở đường giao thông nông thôn.

Có thể thấy rõ, thành công về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua có sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đã phát huy tốt vai trò tuyên truyền, vận động, xã hội hóa từ nhân dân tham gia đóng góp bằng công sức, kinh phí, hiến đất làm đường xây dựng các công trình thiết chế tại các khu dân cư, hiến đất xây dựng đường giao thông liên thôn, xóm...

Hưởng ứng phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa hay xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hoá,… đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự nguyện hiến đất, góp sức mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh. Từ đó, kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng khang trang, người dân thuận tiện sinh hoạt, giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế, góp phần làm cho diện mạo quê hương ngày thêm khởi sắc.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng chung sức của người dân, phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nhiều xã của Thanh Hoá đã và đang lan tỏa sâu rộng và phát triển mạnh mẽ. Để phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới, nhất là với phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông; chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình để người dân noi theo, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh.

Xác định để thực hiện thành công chương trình xây dựng Nông thôn mới phải tranh thủ tối đa sự ủng hộ của người dân. Vì vậy, cần công khai, minh bạch từ chủ trương, kế hoạch, biện pháp thực hiện, để Nhân dân được biết, được bàn, được làm, được đóng góp và được hưởng thụ thành quả. 

huy dong nguon luc su tham gia cua nguoi dan trong xay dung nong thon moi hinh 4

Thanh hoá phát triển sản phẩm OCOP.

Năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hoá phấn đấu có thêm 1 huyện, 19 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 2 huyện và 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là đề cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng thôn, bản, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân ở nông thôn.

Cùng đó, thực hiện tốt quy chế dân chủ, huy động tối đa nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân để tập trung xây dựng nông thôn mới, kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các xã, thôn, bản, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. 

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn yêu cầu các sở, các địa phương, đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Đời sống
Xe cút kít làm từ gỗ bàn thờ ra trận phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe cút kít làm từ gỗ bàn thờ ra trận phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, hàng nghìn người nông dân Việt Nam từ các làng quê nô nức lên đường tham gia chiến dịch, hăng hái đi dân công vận chuyển lương thực thực phẩm cho chiến dịch Điện Biên Phủ, trong số đó có ông Trịnh Đình Bầm.

Đời sống
Đã tìm thấy thi thể 2 ngư dân mất tích trong vụ chìm thuyền câu mực ở Nghệ An

Đã tìm thấy thi thể 2 ngư dân mất tích trong vụ chìm thuyền câu mực ở Nghệ An

(CLO) Liên quan đến vụ chìm thuyền câu mực ở Nghệ An, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể hai nạn nhân mắc kẹt trong tàu câu mực.

Đời sống
Các 'bóng hồng' Cảnh sát đặc nhiệm diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các "bóng hồng" Cảnh sát đặc nhiệm diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sáng 5/5, chương trình tổng duyệt Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra. Phần trọng tâm là lễ diễu binh, diễu hành với sự tham gia của hơn 12.000 người, trong đó khối Cảnh sát đặc nhiệm là các “bóng hồng” gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Đời sống
Thanh Hóa: Sẵn sàng các điều kiện tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Sẵn sàng các điều kiện tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vào lúc 20 giờ tối nay ngày 5/5, Đài Truyền hình Việt Nam - VTV sẽ thực hiện chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng". Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn bị tốt, sẵn sàng các điều kiện để tổ chức điểm cầu thực tiếp thành công.

Đời sống