Huyện Bá Thước khôi phục, phát triển cây quýt hôi giúp bà con vùng cao thoát nghèo

Thứ năm, 23/11/2023 15:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa xác định chọn cây quýt hôi là cây thế mạnh của địa phương để tuyên truyền, vận động bà con đầu tư phát triển, kết hợp làm du lịch cộng đồng.

Triển khai Dự án 3, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa xác định chọn cây quýt hôi là cây thế mạnh của địa phương để tuyên truyền, vận động bà con đầu tư phát triển, kết hợp làm du lịch cộng đồng.

Quýt hôi (hay còn gọi là quýt hoi) là loài cây bản địa, mọc tự nhiên trên sườn núi cao thuộc núi rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và các thôn, bản ở trung tâm huyện miền núi Bá Thước. Nhận biết đây là loại dược liệu quý nên người dân thường dùng vỏ quýt làm trà uống chữa bệnh ho hen, lá quýt được dùng chế biến các món ăn của dân tộc Thái.

Quýt hôi có tên tiếng Thái cổ là “pén hoi”, vùng Pù Luông gọi là “nghia hoi”. Pén - nghia có nghĩa là quýt, hoi là ốc. Gọi là quýt ốc, vì có đặc điểm quả nhỏ, vỏ hơi sần sùi, có gai như vỏ ốc. Đặc biệt, người dân tộc Thái, dân tộc Mường ở vùng Pù Luông khi nấu canh ốc, nhất thiết phải có lá quýt hoi làm gia vị. Vì thế, loài quả này mới có những cái tên, như: pén hoi, nghia hoi, quýt hoi, quýt ốc.

huyen ba thuoc khoi phuc phat trien cay quyt hoi giup ba con vung cao thoat ngheo hinh 1

Thân cây quýt hôi có cành lá xum xuê và cao hàng chục mét. Cây thường mọc ở những nơi thưa thớt nên tán lớn. Quả quýt khi thu hoạch to bằng chén trà loại nhỏ, lúc chín ngả màu vàng cam, vỏ hơi sần sùi rất dễ bóc. Quả quýt hôi ăn chua hơn các loại quýt khác, nhưng có hương vị thơm đặc biệt. Khi ăn quýt hôi sẽ cảm nhận vị đậm lưỡi, mát họng, thông mũi, sảng khoái.

Do có khí hậu tương đối mát mẻ nên huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa được xem là "thủ phủ" của cây quýt hôi. Trước đây, quýt tự mọc, tự phát triển, không có bàn tay chăm sóc của con người; đất đai bị thoái hóa, bạc màu, chất lượng giống thấp, thị trường tiêu thụ cũng khó khăn, người dân chỉ mang quả ra chợ bán hay chế biến sử dụng cá nhân, cho gia đình. Vì thế, giống cây này dần bị thu hẹp diện tích.

huyen ba thuoc khoi phuc phat trien cay quyt hoi giup ba con vung cao thoat ngheo hinh 2

Người dân thu hoạch quả quýt hôi.

Năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án “Phục tráng và xây dựng giống quýt hoi Bá Thước”. Huyện Bá Thước đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện Đề án với quy mô 4 ha 3.000 cây quýt tại thôn 3, xã Ban Công và thôn Éo Kén, xã Thành Sơn.

Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn các cây quýt hôi đầu dòng để nhân giống ra F0, F1 trồng thương phẩm và được tỉnh cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng. Cùng với đó, bà con được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống quýt hôi sạch bệnh, kỹ thuật trồng mới, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại. Sau 3 năm, các thế hệ F1, F2 cây quýt hôi sinh trưởng, phát triển tốt và cho kỳ thu hoạch lứa đầu tiên đạt sản lượng 1 tấn/ha, thu về 30 triệu đồng/ha.

Nhận thấy cây quýt hôi có giá trị kinh tế cao, những năm gần đây, huyện Bá Thước xác định phát triển cây quýt hôi bản địa trở thành cây hàng hóa. Huyện Bá Thước đã vận động người dân trồng cây quýt hôi, đồng thời tuyên truyền, hỗ trợ bà con chăm sóc, tỉa cành, bón phân đúng quy trình và thời kỳ.

Đến nay, trên địa bàn huyện đã có gần 800 hộ trồng quýt hôi trên diện tích 80 ha, tập trung tại các xã Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Cao, Cổ Lũng, Lũng Niêm… Trung bình, 1ha quýt cho thu hoạch bình quân 6 tấn/năm, thu nhập 90 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng có một số vườn quýt sản lượng trên 10 tấn/năm, cho thu nhập 150-180 triệu đồng.

Ngày trước, cứ tới mùa thu hoạch, người dân thường hái quả mang ra chợ bán, giá trị không cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, loại quả này được nhiều người ưa chuộng, chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị nên cứ tới mùa, các đầu mối đến tận vườn thu mua, người trồng bớt vất vả, thu nhập lại ổn định.

Gia đình ông Ngân Văn Hiên tại xã Thành Sơn trồng cây quýt hôi từ năm 1997, diện tích hiện nay là 3 ha. Được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật, cũng như chăm sóc, bón phân đầy đủ, tới nay vườn quýt của ông đang cho thu nhập 150 triệu đồng/năm, sản phẩm quýt luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được người tiêu dùng ưa chuộng. Để nâng cao thu nhập, gia đình ông đã phát triển mô hình du lịch sinh thái, trải nghiệm vườn quýt, nhờ đó gia đình có thêm thu nhập và thoát nghèo.

huyen ba thuoc khoi phuc phat trien cay quyt hoi giup ba con vung cao thoat ngheo hinh 3

Ông Hà Đức Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Sơn, huyện Bá Thước cho biết: Định hướng phát triển quýt hôi, xã đã kết hợp với Viện Nghiên cứu để cung cấp giống cho bà con. Để tìm đầu ra cho sản phẩm, chính quyền địa phương đã kết hợp cùng hợp tác xã, các doanh nghiệp để tìm thị trường tiêu thụ quýt hôi. Thời gian gần đây, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm, vì vậy, nhiều hộ gia đình ở vùng đệm Khu bảo tồn đã trồng cây quýt hôi gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Còn tại xã Ban Công, hiện có 53 hộ dân tham gia trồng cây quýt hôi, với tổng diện tích 11ha. Để phát triển loại cây này, chính quyền xã đã vận động các hộ dân trồng phục tráng quýt hôi theo kỹ thuật mới. Đến nay, nhiều diện tích đã phát triển tốt.

Gia đình ông Hà Văn Tâm ở thôn 3, xã Ban Công trồng khoảng 1,5ha quýt hôi. Nhờ được chuyển giao kỹ thuật nên việc trồng quýt của gia đình ông đạt năng suất cao. 

huyen ba thuoc khoi phuc phat trien cay quyt hoi giup ba con vung cao thoat ngheo hinh 4

Một số sản phẩm từ quả quýt hôi.

Hiện nay, cây quýt hôi Bá Thước đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Cùng với các chương trình hỗ trợ, phục tráng, nhân giống, huyện Bá Thước đang tích cực thực hiện bảo tồn nguồn gen, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào việc chọn tạo và sản xuất giống cây đạt chất lượng, đưa cây quýt hôi vào phát triển trong các hộ gia đình nhằm mở rộng cả quy mô diện tích và chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân; tạo ra sản phẩm đặc trưng theo Chương trình OCOP để phục vụ phát triển du lịch gắn với Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bá Thước cho biết: Các sản phẩm làm từ quả quýt hôi được khách du lịch rất ưa chuộng, thường mua về làm quà. Hiện nay, huyện có một sản phẩm trà quýt hôi đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Thời gian tới, huyện Bá Thước sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng quýt; đồng thời, tìm thêm đầu ra cho sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đưa các sản phẩm chế biến từ quýt hôi trở sản phẩm hàng hóa đặc trưng của vùng núi cao Bá Thước.

Giai đoạn 2022 - 2025, huyện Bá Thước đặt mục tiêu mở rộng diện tích lên 100 ha nhằm bảo tồn nguồn gen, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào việc chọn tạo và sản xuất giống cây đạt chất lượng và đưa cây quýt vào phát triển trong các hộ gia đình, góp phần giúp người dân nơi đây có thu nhập ổn định.

T.N

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn yêu cầu các sở, các địa phương, đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Đời sống
Xe cút kít làm từ gỗ bàn thờ ra trận phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe cút kít làm từ gỗ bàn thờ ra trận phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, hàng nghìn người nông dân Việt Nam từ các làng quê nô nức lên đường tham gia chiến dịch, hăng hái đi dân công vận chuyển lương thực thực phẩm cho chiến dịch Điện Biên Phủ, trong số đó có ông Trịnh Đình Bầm.

Đời sống
Đã tìm thấy thi thể 2 ngư dân mất tích trong vụ chìm thuyền câu mực ở Nghệ An

Đã tìm thấy thi thể 2 ngư dân mất tích trong vụ chìm thuyền câu mực ở Nghệ An

(CLO) Liên quan đến vụ chìm thuyền câu mực ở Nghệ An, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể hai nạn nhân mắc kẹt trong tàu câu mực.

Đời sống
Các 'bóng hồng' Cảnh sát đặc nhiệm diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các "bóng hồng" Cảnh sát đặc nhiệm diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sáng 5/5, chương trình tổng duyệt Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra. Phần trọng tâm là lễ diễu binh, diễu hành với sự tham gia của hơn 12.000 người, trong đó khối Cảnh sát đặc nhiệm là các “bóng hồng” gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Đời sống
Thanh Hóa: Sẵn sàng các điều kiện tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Sẵn sàng các điều kiện tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vào lúc 20 giờ tối nay ngày 5/5, Đài Truyền hình Việt Nam - VTV sẽ thực hiện chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng". Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn bị tốt, sẵn sàng các điều kiện để tổ chức điểm cầu thực tiếp thành công.

Đời sống