Huyện Phúc Thọ (Hà Nội): Kỷ niệm 1979 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Thứ tư, 10/04/2019 21:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay (10/4), tại di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn - Huyện Phúc Thọ - TP. Hà Nội đã diễn ra lễ kỷ niệm 1979 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là dịp để cán bộ và nhân dân quê hương Phúc Thọ tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao to lớn của Hai Bà.

Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng nằm trên địa bàn xã Hát Môn là một quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo, Đền được khởi dựng sau khi Hai Bà hoá thân vào cõi vĩnh hằng (ngày mồng 6 tháng 3 năm Quý Mão, tức năm 43 sau Công nguyên). Với giá trị văn hóa, lịch sử to lớn và kiến trúc nghệ thuật độc đáo, Đền Hát Môn được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1964, là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2013. Năm 2016, Lễ hội truyền thống đền Hát Môn vinh dự được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Gần 2.000 năm qua, cán bộ và nhân dân huyện Phúc Thọ đã chăm lo, bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị của di tích lịch sử Đền Hát Môn, tạo nên nét đẹp văn hóa tâm linh của vùng đất anh hùng.

Lễ rước bánh trôi tại Đền Hát Môn. Ảnh: Quốc Đại

Lễ rước bánh trôi tại Đền Hát Môn. Ảnh: Quốc Đại

Ngay từ sáng sớm, lễ rước bánh Trôi được diễn ra trang nghiêm với sự thành kính và biết ơn của dân làng Hát Môn dâng lên Hai Bà. Ngay sau nghi lễ thiêng liêng này, Đoàn nghệ thuật thuộc Nhà hát Chèo Việt Nam đã biểu diễn chương trình nghệ thuật đặc sắc với màn trống hội giục giã, trích hoạt cảnh tuồng “Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa” - tái hiện lại khí thế hào hùng của nghĩa quân Hai Bà Trưng năm xưa. Chương trình đã đem đến không khí mới mẻ, phấn khởi, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho nhân dân và du khách thập phương.

Trích hoạt cảnh tuồng “Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa”. Ảnh: Hoàng Dương

Trích hoạt cảnh tuồng “Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa”. Ảnh: Hoàng Dương

Tại lễ hội, đồng chí Doãn Trung Tuấn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện triển khai Đề án “Phát huy giá trị tinh thần độc lập tự cường của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cán bộ và nhân dân huyện Phúc Thọ quyết tâm xây dựng huyện NTM điển hình tiên tiến”; tập trung thực hiện 3 khâu đột phá: chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; duy trì và kiên trì thực hiện hiệu quả cuộc vận động “3 sạch”. Qua đó, đồng chí cũng thể hiện niềm tin và sự kỳ vọng vào toàn thể cán bộ, nhân dân huyện nhà hãy làm sống lại và phát huy tinh thần độc lập tự cường năm xưa, trở thành quyết tâm, ý chí vươn lên mạnh mẽ, chung sức, đồng lòng khắc phục mọi khó khăn; thi đua, lao động sáng tạo quyết tâm xây dựng huyện trở thành huyện NTM điển hình tiên tiến; một vùng nông thôn trù phú, kinh tế khá giả, đặc biệt là có môi trường xanh, nông nghiệp sạch, con người sống thân thiện hài hòa mến khách và là một một nơi đáng sống.

Đông đảo du khách thập phương hành hương, chiêm bái tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà. Ảnh: Hoàng Dương

Đông đảo du khách thập phương hành hương, chiêm bái tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà. Ảnh: Hoàng Dương

Lễ hội truyền thống Đền Hát Môn chính là dịp để các thế hệ hôm nay tiếp tục bảo tồn, kế thừa và tôn vinh truyền thống; là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, phát huy ý chí độc lập, tinh thần tự cường của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tuy cuộc khởi nghĩa đã lùi vào quá khứ gần 2 thiên niên kỷ nhưng vẫn còn nguyên giá trị, khẳng định biểu tượng sáng ngời của bản lĩnh, khí phách và tinh thần của Hai Bà; trở thành niềm tự hào, sức mạnh tiêu biểu cho sức sống, sự trường tồn của dân tộc in đậm trong tâm tư, tình cảm của mỗi người dân Phúc Thọ như một huyền thoại.

Hoàng Dương

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa