Lễ hội Đền Hát Môn 2019:

Triển khai đề án Phát huy tinh thần độc lập, tự cường của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Thứ sáu, 05/04/2019 10:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Kỷ niệm 1979 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 2019), Ủy ban nhân dân Huyện Phúc Thọ- TP. Hà Nội đã thống nhất triển khai đề án Phát huy tinh thần độc lập, tự cường của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Đền Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, nơi thờ Hai Bà Trưng, người đã có công dấy binh khởi nghĩa diệt quân Đông Hán xâm lược vào năm 40 sau công nguyên. Để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà Trưng, hàng năm vào ngày 6/3 âm lịch, nơi đây đều tổ chức Lễ hội để du khách thập phương chiêm bái, hướng về cội nguồn dân tộc.

image1
Tinh thần độc lập, tự cường của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng sẽ là kim chỉ nam để xây dựng quê hương Phúc Thọ giàu đẹp - văn minh.

Tinh thần độc lập, tự cường của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng sẽ là kim chỉ nam để xây dựng quê hương Phúc Thọ giàu đẹp - văn minh.

Ở Việt Nam, tinh thần độc lập, tự cường đã trở một truyền thống quý báu, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Ngay từ năm 40, Hai Bà Trưng đã chọn vùng đất Hát Môn – thuộc huyện Phúc Thọ ngày nay, làm căn cứ dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán xâm lược, giành lại độc lập, chủ quyền cho dân tộc. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa là minh chứng đậm nét nhất cho “sự trỗi dậy của ý thức dân tộc, của ý thức tự chủ, tự mình làm chủ vận mệnh đất nước”.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, độc lập, tự cường được phát huy cao độ với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đánh thắng hai thực dân, đế quốc hùng mạnh, thực hiện thành công đường lối đổi mới, đưa một nước nông nghiệp lạc hậu, trì trệ trở thành quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, vị thế trong khu vực và quốc tế ngày càng được nâng cao.

Là địa phương có bề dày truyền thống cách mạng, trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Phúc Thọ đã không tiếc máu xương cùng nhân dân cả nước hoàn thành sứ mệnh lịch sử giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Huyện Phúc Thọ và 12 xã, 01 thị trấn, 07 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Với truyền thống cần cù, yêu lao động, trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, Phúc Thọ luôn đoàn kết, sáng tạo xây dựng quê hương. Dù có xuất phát điểm thấp, kinh tế, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, nhưng huyện đã bứt phá, đạt được nhiều thành tích trong xây dựng Nông thôn mới. Năm 2014, nhân dân và cán bộ huyện vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Đảng và Nhà nước trao tặng.

Lễ hội Đền Hát Môn- Không gian văn hóa đặc trưng của xứ Đoài

Lễ hội Đền Hát Môn- Không gian văn hóa đặc trưng của xứ Đoài

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm hợp nhất về Hà Nội, Phúc Thọ vẫn là huyện thuần nông, kinh tế phát triển chậm, thu ngân sách hàng năm thấp, nguồn chi chủ yếu dựa vào nguồn lực của thành phố; người dân chưa mạnh dạn đổi mới,sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước; toàn huyện hiện chỉ có trên 460 doanh nghiệp với quy mô nhỏ và thiếu tính liên kết;một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao độnglàm việc thiếu động lực, sáng tạo, hiệu quả thấp.

Để phát triển nhanh và bền vững, bên cạnh nguồn lực, sự quan tâm của thành phố, Phúc Thọ cần phát huy nội lực, khai thác tốt hơn mọi tiềm năng và đặc biệt, cần có động lực và tinh thần quyết tâm lớn hơn. Từ thực tiễn đó, Ủy ban nhân dân huyện triển khai Đề án “Phát huy tinh thần độc lập, tự cường của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Phúc Thọ quyết tâm vươn lên, xây dựng quê hương giàu đẹp - văn minh”.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Doãn Trung Tuấn- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện Phúc Thọ nhấn mạnh: “Việc thực hiện đề án nhằm phát huy truyền thống quê hương cách mạng, anh hùng và tinh thần độc lập, tự cường của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, qua đó khơi dậy, động viên tinh thần quyết tâm vươn lên của cán bộ và nhân dân Phúc Thọ, đoàn kết, sáng tạo, tự lực, tự cường, xây dựng quê hương phát triển nhanh và bền vững”.

Như vậy, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân trên dưới đồng lòng, Huyện Phúc Thọ sẽ đặt mục tiêu để đề án được thành công và sớm đưa vào cuộc sống thường ngày. Cùng với đó sẽ là tinh thần quyết tâm cao nhất xây dựng quê hương ngày càng bền vững, giàu đẹp và văn minh.

Lễ hội Đền Hát Môn năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 8-10/4/2019 (tức 4-6/3 Âm lịch năm Kỷ Hợi). Ông Doãn Trung Tuấn – Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ- cho biết: “Lễ hội Đền Hát Môn (Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia) đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ nét văn hóa của nơi đây, tất cả các hoạt động đều thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính nhằm tri ân công lao to lớn của Hai Bà Trưng. Các đơn vị chức năng của Huyện đã và đang tiến hành lên kế hoạch chuẩn bị chi tiết, kỹ lưỡng từng chương trình của Lễ hội để có thể truyền đạt những gì ấn tượng nhất của không gian văn hóa tâm linh đền Hát Môn đến với du khách thập phương. Bên cạnh đó, năm nay UBND Huyện cũng chỉ đạo các đơn vị phải thực hiện các công việc hướng đến mùa lễ hội an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường”.

Hoàng Dương

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa