Huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Cần giải quyết đất dịch vụ cho người dân một cách thấu tình, đạt lý

Thứ tư, 30/10/2019 22:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều hộ dân xã Đại Đình huyện Tam Đảo, bức xúc vì mất đất phục vụ cho dự án Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên nhưng đến nay họ lại được bố trí đất dịch vụ ở nơi gần nghĩa trang, không đảm bảo vệ sinh môi trường, không thuận lợi cho người dân buôn bán phát triển kinh tế.

Theo đó, Dự án khu Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc có tổng diện tích khoảng 170ha, được khởi công từ năm 2009, do sở Xây dựng Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư; Công ty cổ phần Đầu tư Lạc Hồng là nhà thầu thi công chính của dự án; Công ty Cổ phần Kiến trúc đô thị Việt Nam thuộc hội kiến trúc sư Việt Nam lập quy hoạch; UBND huyện Tam Đảo là đơn vị được giao thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Dự án khu Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên tọa lạc tại xã Đại Đình (Tam Đảo) các hạng mục công trình chính được xây dựng như: Trung tâm hành lễ, sân lễ hội, khán đài và hệ thống cáp treo cùng các công trình phục vụ công cộng khác; hệ thống Cáp treo gồm ga đầu xuất phát từ Đền Cậu, ga trung chuyển từ Thác Bạc, Đền Cô và ga cuối ở chân Đền Thượng.

Ông Nguyễn Văn Minh, người dân thôn Đồng Thỏng, xã Đại Đình chia sẻ với PV

Ông Nguyễn Văn Minh, người dân thôn Đồng Thỏng, xã Đại Đình chia sẻ với PV

Người dân các thôn Đồng Thỏng, Sơn Đình (xã Đại Đình) gần như mất 100% đất nông nghiệp để phục vụ cho dự án, một phần còn lại dự án lấy khoảng 40-50% đất nông nghiệp thuộc về thôn Trại Mới (xã Đại Đình).

Dự án được khởi công từ năm 2009 nhưng gần chục năm qua việc thống nhất bồi thường đất dịch vụ được triển khai hết sức chậm chạp khiến nhiều người dân rất bức xúc. Đặc biệt, có nhiều hộ gia đình sinh sống nhiều đời xung quanh khu vực Đền Thỏng (một trong quần thể tâm linh Tây Thiên) bị thu hồi hết đất giờ không biết làm gì.

Trao đổi với phóng viên người dân cho biết, dự án hoàn thành năm 2011 nhưng cho đến năm 2019, UBND xã Đại Đình mới tiến hành trả đất dịch vụ cho người dân với tổng số 217 lô. Tuy nhiên, phần đất dịch vụ người dân được chi trả lại thuộc khu vực không đảm bảo môi trường, cách nghĩa trang không đến 100 mét, không thuận lợi cho việc giao dịch, buôn bán. Vì vậy, người dân đã không đồng ý nhận đất dịch vụ mặc dù UBND xã Đại Đình đã tổ chức chi trả vào ngày 15/8/2019 vừa qua.

Ông Nguyễn Văn Minh, người dân thôn Đồng Thỏng, xã Đại Đình bức xúc cho biết:“Trong quá trình lấy đất phục vụ cho dự án thắng cảnh Tây Thiên, nhân dân hai thôn chúng tôi là thôn Đồng Thỏng và Sơn Đình mất đất 100%. Suốt từ năm 2009 đến 2019 mới trả được đất dịch vụ cho chúng tôi, cụ thể được 217 lô đất thì  xã Đại Đình lấy 7 lô đất ưu tiên cho thôn Trại Mới. Đất của thôn Trại Mới lấy sau của chúng tôi và diện tích họ bị mất vào khoảng 40-50% nhưng lại được ưu tiên, hai thôn chúng tôi mất đất 100% lại không được ưu tiên. Chúng tôi có đề nghị xã nhưng không được giải quyết…”.

Theo người dân hai thôn Đồng Thỏng, Sơn Đình thì trong 7 lô đất có vị trí đẹp mà xã ưu tiên cho những người thôn Trại Mới có những người là cán bộ thôn, xã và người nhà của cán bộ.

Công văn trả lời của UBND xã Đại Đình về kiến nghị của người dân

Công văn trả lời của UBND xã Đại Đình về kiến nghị của người dân

Theo lý giải của UBND xã Đại Đình tại văn bản số 80/UBND-ĐCMT ngày 31/7/2019 về việc trả lời đơn của nhân dân thôn Đồng Thỏng, Sơn Đình liên quan đến việc thực hiện chính sách đất dịch vụ nêu: “UBND xã Đại Đình căn cứ Nghị quyết của Đảng ủy họp ngày 24/3/2013, xem xét và thống nhất đồng ý cho các hộ dân thôn Trại Mới bị thu hồi đất nông nghiệp để quy hoạch khu đất dịch vụ. Tuy nhiên hộ dân Trại Mới đã trả đất nông nghiệp mà chưa được hưởng đất dịch vụ. Tháng 6/2019, UBND xã đã tổ chức cho các hộ dân thôn Trại Mới đã xen ghép, chuyển nhượng đủ lô đất dịch vụ ở khu vực này bốc thăm theo quy định và được giám sát chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể xã và tại khu vực này UBND xã đã trả 14 ô đất dịch vụ cho các hộ dân các thôn Đồng Thỏng, Sơn Đình, Đồng Lính, Ấp Đồn đều được hưởng trong đó có các ông bà là người có đơn. UBND xã Đại Đình chi trả 7 ô đất dịch vụ cho nhân dân thôn Trại Mới là đúng với quy định của pháp luật, thấu tình, đạt lý....”.

Với cách trả lời của UBND xã Đại Đình, người dân thôn Đồng Thỏng, Sơn Đình cho rằng chưa lắng nghe dân và chưa thấu tình đạt lý bởi chính những người dân mất 100% đất nông nghiệp như họ mới đáng là người được ưu tiên; việc chi trả đền bù hay tái định cư mọi người dân đều phải bình đẳng.

Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người dân thôn Đồng Thỏng, Sơn Đình mong muốn được bố trí đất dịch vụ có vị trí thuận lợi cho việc buôn bán dọc theo đường TL 302 và đường vòng tránh từ Đông Lộ đi Lõng Sâu. Bởi người dân nơi đây quanh năm chỉ biết đến ruộng đồng, cây lúa nhưng khi bị thu hồi hết 100% đất nông nghiệp phục vụ dự án thì họ không có công việc ổn định để làm nữa. Từ năm 2009 đến nay, nhiều hộ gia đình đã phải làm dịch vụ, buôn bán ăn theo sự phát triển của Trung tâm Văn hóa - Lễ hội Tây Thiên để có thêm thu nhập, nhưng chủ yếu cũng tập trung vào mấy tháng mùa lễ hội đầu năm.

Khu đất dịch vụ mà xã định giao cho người dân

Khu đất dịch vụ mà xã định giao cho người dân

Theo quan sát của phóng viên, lối vào khu văn hóa lễ hội Tây Thiên có 2 dãy nhà liền kề (để kinh doanh hàng quán) và nhà hàng rất lớn kéo dài, cách khá xa đền Thỏng. Hiện nay, các nhà này vẫn đang được rao bán, nhưng có giá cao người dân mất đất cũng không đủ tiền để mua. Riêng khu tái định cư lại nằm khuất phía sau các dãy nhà này. Nếu chuyển về khu đất này sống, người dân sẽ chẳng có cách nào để kiếm sống vì hàng quán không thể buôn bán được, những gia đình đông người không biết làm nghề gì sau khi bị di dời và cuộc sống của người dân nằm trong vùng sẽ đi về đâu..

Trái với phản ánh của người dân, UBND xã Đại Đình lại cho rằng, cuối năm 10/2017 xã đã lập quy hoạch chi tiết 02 địa điểm đất dịch vụ Đồng Lính – Áp Đồn; từ Kiểm lâm đi Đại Điền – Hữu Tài tại thôn Sơn Thanh, 2 khu đất này là trung tâm của thị trấn trong thời gian tới, là địa điểm đẹp có giá trị và thuận lợi nhất về giao thông nên phù hợp với quy hoạch đô thị Đại Đình và được UBND tỉnh, huyện đồng ý phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 2018 để chi trả cho 533 lượt hộ được hưởng chế độ đất dịch vụ với số ô đất phải trả là 210 ô đất. Vệc này cũng được UBND xã niêm yết công khai tại Nhà văn hóa các thôn Đồng Thỏng, Sơn Đình, Đồng Lính, Ấp Đồn, Sơn Thanh.

Người dân 2 thôn Đồng Thỏng, Sơn Đình mong muốn sau khi bị thu hồi đất, họ sẽ được nhà nước trả đất dịch vụ có vị trí thuận lợi để buôn bán làm dịch vụ kiếm thêm thu nhập, ổn định cuộc sống lâu dài.

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Nam Phong -Tô Hoài

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra