Huyện Thạch Thất - Hà Nội: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức cao

Thứ sáu, 03/04/2015 13:22 PM - 0 Trả lời

Huyện Thạch Thất - Hà Nội: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức cao

(NB&CL)- Thạch Thất là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, trên địa bàn huyện được Chính phủ quy hoạch một số dự án trọng điểm: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, trường Thạch Thất là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, trên địa bàn huyện được Chính phủ quy hoạch một số dự án trọng điểm: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đô thị vệ tinh Hòa Lạc... Đây cũng là huyện có nhiều làng nghề truyền thống, tiềm năng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp rất lớn đã tạo đà cho sự phát triển kinh tế- xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo của một vùng kinh tế tiềm năng và năng động. 

Các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện như: Cơ kim khí Phùng Xá; Mây tre đan Bình Phú; Mộc, may Hữu Bằng; Mộc Chàng Sơn ngày càng phát triển mạnh, khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo nên nhịp độ sản xuất sôi động. Hiện nay giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN của 9 làng nghề đã chiếm trên 70% giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN của huyện.
Báo Công luận 

Trong những năm 2007- 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Thạch Thất bình quân đạt 14%/ năm; thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm. Tỷ trọng các ngành công nghiệp – TTCN tăng bình quân 18,22%/năm. Huyện đã quy hoạch và thực hiện 1 khu công nghiệp, 2 cụm công nghiệp tập trung và 6 điểm công nghiệp- TTCN với tổng diện tích 264 ha, tạo điều kiện về mặt bằng để các doanh nghiệp, hộ sản xuất tham gia sản xuất tập trung; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Đến nay, khoảng 1.400 doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã được nhận mặt bằng đầu tư sản xuất, thu hút trên 20.000 lao động vào làm việc với thu nhập ổn định.

 
Tuy nhiên, năm 2013 sản xuất công nghiệp- TTCN của Thạch Thất đã bị chững lại do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế. Nhiều DN làng nghề đã phải dừng sản xuất hoặc chỉ sản xuất cầm chừng, hàng nghìn lao động mất việc làm. Ở một số doanh nghiệp, lượng đơn đặt hàng giảm tới 90% so với năm trước. Không có đầu ra, những doanh nghiệp kém năng động hoặc vốn vay ngân hàng lớn gặp rất nhiều khó khăn.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, huyện Thạch Thất đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Huyện tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại ở các cụm công nghiệp làng nghề; giữ vững và phát triển các làng nghề truyền thống đi đôi với phát triển nghề mới; phát triển các làng nghề gắn với du lịch; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu.

Năm 2013, huyện đã tổ chức thành công Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp làng nghề truyền thống, trưng bày sinh vật cảnh và khai trương tuần lễ du lịch làng nghề. Hội chợ đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ làng nghề giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm của mình với du khách, từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn, mở rộng giao thương hàng hóa, tạo điều kiện cho làng nghề tiếp tục ổn định và phát triển. Huyện Thạch Thất cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện đề án phát triển công nghiệp - TTCN giai đoạn 2014- 2015 định hướng đến năm 2020…

Bước sang năm 2014, sản xuất của các doanh nghiệp, các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất đã có sự hồi phục rõ rệt. Những tháng đầu năm sau nghỉ tết nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn đã đi ngay vào sản xuất, các ngành sản xuất chủ lực như cơ kim khí, chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất, may công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng… từng bước có sự khởi sắc, góp phần ổn định tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện quý I ước đạt 584,8 tỷ đồng; đạt 24,5% kế hoạch năm và bằng 110,2% so với cùng kỳ năm trước.

Sự phục hồi của sản xuất- kinh doanh có thể thấy rõ nhất qua bộ mặt các làng nghề. Tại Phùng Xá, gần 200 doanh nghiệp hoạt động tích cực với hơn 2.000 lao động làm cơ khí, kim khí, khung nhà cỡ lớn, tôn lượn, tôn lá, cửa sắt… Theo ông Chu Văn Bảy - Chủ tịch UBND xã Phùng Xá thì thời gian qua, do ảnh hưởng chung của sự suy giảm kinh tế nhưng nhìn chung đa số các cơ sở sản xuất ở đây vẫn khá ổn định. Ông Bảy cho biết, tuy còn khó khăn nhưng ở Phùng Xá, hầu hết các hộ sản xuất đều tính đến chuyện làm ăn lớn. Nhờ sản xuất tập trung nên vấn đề việc làm và thu nhập đã không còn là điều mà người dân nơi đây phải quá lo lắng. Làng nghề không những giúp họ thoát nghèo mà còn nhanh chóng làm giàu. Ở các làng nghề mộc – xây dựng Canh Nậu, Chàng Sơn, Hữu Bằng cũng có thể thấy rõ không khí sản xuất đã tấp nập trở lại, những sản phẩm đồ mộc dân dụng, đồ gỗ giả cổ, mỹ nghệ cao cấp, khuôn cửa công trình… được tiêu thụ tốt, hàng tồn kho hầu như không còn.

Ông Hoàng Chí Lượng, Trưởng phòng kinh tế huyện Thạch Thất cho biết, tổng giá trị sản xuất năm 2013 ước đạt 100,4% kế hoạch năm, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2012. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành Công nghiệp – TTCN – XDCB chiếm 67%; Thương mại - dịch vụ chiếm 19,6%; nông – lâm – thủy sản chiếm 13,4%. Trong năm 2013 tổng thu ngân sách địa phương ước đạt 128,6% và tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 121,5% so với dự toán năm.

Để các làng nghề phát triển bền vững, huyện Thạch Thất đã lên kế hoạch tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp - TTCN giai đoạn 2014- 2015; triển khai công tác dạy nghề, nhân cấy nghề năm 2014, tổ chức các lớp khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp. Huyện cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện đề án bảo tồn và phát triển làng nghề đi đôi với đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, lập dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề…

Theo lãnh đạo huyện Thạch Thất để phát triển ngành nghề, điều quan trọng phải quy hoạch lại hệ thống các làng nghề, các cơ sở, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Hiện toàn huyện đã quy hoạch 9 làng nghề truyền thống, gắn với 9 cụm điểm công nghiệp với diện tích 264 ha; đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp- TTCN. Ngoài ra, huyện đã quy hoạch trên 710 doanh nghiệp đóng ở địa bàn; 20.000 hộ sản xuất, kinh doanh công nghiệp- TTCN vì thế thời gian qua đã thu hút trên 82.000 lao động có việc làm.

Trên cơ sở sản xuất có dấu hiệu hồi phục rõ nét, tại Kỳ họp thứ 9 HĐND huyện Thạch Thất tổ chức vào cuối năm 2013, huyện đã để ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2014 là tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Thành phố về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, huyện Thạch Thất đưa chỉ tiêu phấn đấu năm 2014 đạt mức tăng trưởng trên 10%.

Tây Hà

Tin khác

Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

(CLO) Cổ phiếu mã LEC của CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung (LEC) bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn 'bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu'

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn "bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu"

(CLO) New Delhi không còn “bị ảnh hưởng bởi các đơn thuốc nhập khẩu” khi xây dựng chính sách đối ngoại và đo lường mọi thứ dựa trên lợi ích quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Subrahmanyam Jaishankar khẳng định trong một chuyên mục trên tờ The Indian Express.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

(CLO) Đợt nắng nóng tàn khốc gần đây đã và đang khiến sản lượng trồng sầu riêng tại Thái Lan giảm, kéo theo chi phí tăng vọt, người trồng và người bán ngày càng hoang mang lo sợ trắng tay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang kêu gọi cập nhật mối quan hệ kinh tế của đất nước với Trung Quốc, ngay khi lãnh đạo Tập Cận Bình dự kiến sẽ tới Pháp trong chuyến thăm cấp nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp