IMF cảnh báo phân mảnh tăng giữa các khối kinh tế liên kết với phương Tây và Trung Quốc

Thứ năm, 09/05/2024 14:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo sự phân mảnh ngày càng tăng giữa các khối kinh tế liên kết với phương Tây và Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu đe dọa hợp tác thương mại và tăng trưởng toàn cầu nói chung.

Theo Phó Giám đốc điều hành IMF Gita Gopinath, người có bài phát biểu tại Đại học Stanford hôm thứ ba (7/5), các sự kiện như đại dịch Covid-19 và xung đột Ukraine đã cản trở thương mại thế giới theo những cách chưa từng thấy kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

“Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia trong việc xác định họ giao dịch và đầu tư vào đâu”, bà Gopinath tuyên bố và nói thêm rằng điều này dẫn đến việc các quốc gia ngày càng chọn phe giữa Trung Quốc và Mỹ.

imf canh bao phan manh tang giua cac khoi kinh te lien ket voi phuong tay va trung quoc hinh 1

Phó Giám đốc điều hành IMF Gita Gopinath. Ảnh: RT.

Giới quan chức cũng cảnh báo: Mặc dù việc tăng cường khả năng phục hồi kinh tế “không hẳn là xấu”, nhưng xu hướng phân mảnh đe dọa đến việc rời xa “hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên quy tắc” và “sự đảo ngược đáng kể những lợi ích đạt được từ hội nhập kinh tế”.

Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã xấu đi đáng kể trong những năm gần đây, khi cả hai bên đều cáo buộc nhau leo thang căng thẳng. Washington đã tăng cường hạn chế thương mại đối với Trung Quốc với lý do lo ngại về an ninh quốc gia, điều mà Bắc Kinh cật lực phủ nhận.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã cảnh cáo Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của nước này, đặc biệt là việc bán vũ khí cho Đài Loan (Trung Quốc).

Theo IMF, căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã được phản ánh trên toàn cầu, với hơn 3.000 hạn chế thương mại được các quốc gia áp đặt trên toàn thế giới trong năm 2022 và 2023, nhiều hơn gấp ba lần so với năm 2019.

Dữ liệu của IMF cho thấy tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Mỹ của Trung Quốc đã giảm 8 điểm phần trăm trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2023, trong khi tỷ trọng hàng xuất khẩu của Trung Quốc từ Mỹ giảm khoảng 4 điểm phần trăm trong cùng thời kỳ.

Trong khi đó, thương mại giữa các khối quốc gia liên kết với Trung Quốc hoặc Mỹ cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Khối Mỹ chủ yếu bao gồm EU, Canada, Australia và New Zealand, trong khi các nước nghiêng về Trung Quốc bao gồm Nga, Eritrea, Mali, Nicaragua và Syria, quan chức IMF chỉ ra.

Theo bà Gopinath, tác động của sự phân mảnh kinh tế dự kiến sẽ lớn hơn nhiều so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh do nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc nhiều hơn vào thương mại.

IMF ước tính thiệt hại kinh tế đối với GDP toàn cầu có thể lên tới 7% trong kịch bản phân mảnh cực độ. Nếu mọi thứ diễn ra nhẹ nhàng hơn, tỷ lệ thiệt hại có thể chỉ ở mức 0,2%.

IMF kết luận rằng các quốc gia có thu nhập thấp có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất do phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu nông sản và đầu tư nước ngoài từ các nền kinh tế tiên tiến hơn.

Khánh Vy (Theo RT)

Bình Luận

Tin khác

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô